Just another WordPress.com fantasy

CHUYÊN ĐỀ SỐ 02:

LẠM PHÁT NĂM 2011

NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC TRẠNG

Nói đến lạm phát thì ít nhiều mọi người đều biết đó là hiện tượng kinh tế xảy ra khi lượng tiền lưu thông trên thị trường nhiều hơn số lượng hàng hóa lưu thông trong trao đổi hay nói ngắn gọn là hiện tượng đồng tiền mất giá. Nỗi lo lạm phát không những luôn là bóng ma ám ảnh các nhà quản lý kinh tế mà còn tác động rất lớn đến đời sống người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp và trung bình. Trong hai năm 2009 và 2010, tỷ lệ lạm phát của VN lần lượt là 6,9% và 10%, so với các nước trong khu vực thì tỷ lệ này tương đối cao. Trên đà tăng đó, bước sang năm 2011, lạm phát cao không chỉ còn là nguy cơ mà nó đang trở thành hiện thực nhức nhối cho các nhà hoạch định chính sách và tạo ra cơn khủng hoảng trong đời sống nhân dân. Để hiểu rõ hơn về hiện trạng lạm phát ở VN và các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, sau đây xin mời mọi người hãy cùng tôi tìm hiểu.

NGUYÊN NHÂN

Đầu tiên, chúng ta cần đề cập đến các nguyên nhân dẫn đến thực trạng lạm phát hiện nay. Khi đề cập đến nguyên nhân gây  lạm phát ở VN, chúng ta cần chia làm hai nhóm nguyên nhân: nguyên nhân sâu xa trong quá khứ và các tác động hiện tại.

Về các nguyên nhân sâu xa thì có hai nguyên nhân chính: thâm hụt cán cân thương mại trong thời gian dài biến VN trở thành nước nhập siêu và bội chi ngân sách dẫn đến việc phát hành thêm tiền.

Như mọi người đều biết, VN chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô (dầu thô, cà phê, tiêu, điều), nông lâm thủy sản (gạo, sắn, cá basa, tôm, các loại gỗ quý…) nhưng lại nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất như sắt thép, phụ liệu thực phẩm, xăng dầu… và các mặt hàng xa xỉ như rượu bia, mỹ phẩm, xe hơi khiến cho cán cân thương mại thâm hụt nghiêm trọng, lượng ngoại tệ bị đẩy ra nước ngoài. Đặc biệt, VN trở thành nước nhập siêu lớn nhất của  Trung Quốc gia đoạn từ 2007-2010 và đến nay tiếp tục dẫn đầu, chúng ta có thể thấy qua biểu đồ sau:

     Việc nhập khẩu và nhập siêu gia tăng ngày một nhiều, mà chủ yếu là nhập khẩu nguyên liệu đầu vào đã đẩy giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước lên cao vừa làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp vừa đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng theo dẫn đến nguyên nhân lạm phát. Chúng ta hãy xem thêm báo cáo về hoạt động xuất nhập khẩu của  Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 để thấy cán cân thương mại bị thâm hụt như thế nào

Riêng 4 tháng đầu năm 2011, theo báo cáo, nhập siêu đã vào khoảng 4,897 tỷ USD, tăng hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 5,9%, tương đương tăng thêm 271 triệu USD. Đương nhiên việc nhập siêu gia tăng có tác động đến thị trường ngoại hối và ảnh hưởng đến việc bình ổn tỷ giá. Nhưng ngoài ra, nhập siêu tăng cũng tác động xấu đến tăng trưởng, khi thể hiện sản lượng nền kinh tế đang dưới mức tiềm năng và phải phụ thuộc vào sản lượng từ bên ngoài.

Bên cạnh  thâm hụt cán cân thanh toán, bội chi ngân sách cũng là một nguyên nhân dài hạn khác khiến tình hình lạm phát khó kiểm soát, nhìn vào biểu đồ dưới đây, chúng ta dễ dàng thấy rằng hoạt động bội chi ngân sách trong giai đoạn 2005-2010 của  VN có chiều hướng đi lên:

    Tuy bội chi có giảm trong giai đoạn 2009-2010 nhưng vẫn nằm ở mức hơn 6%, cho thấy việc sử dụng ngân sách chưa hiểu quả. Do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trực thuộc Chính phủ nên trong thời gian qua đã phải phát hành một lượng tiền vào thị trường nhằm giải quyết bội chi ngân sách. Việc phát hành thêm tiền là nguyên  nhân chính dẫn đến lạm phát.

Ngoài các nguyên nhân dài hạn đã trình bày như trên, tình hình lạm phát gia tăng còn chịu nhiều tác động của tình hình trong và ngoài nước giai đoạn cuối năm 2010 đầu năm 2011.

Thứ nhất, tình hình chính trị kinh tế thế giới năm 2010 và đầu năm 2011 có nhiều chuyển biến động xấu, điển hình là tình trạng nợ công ở châu Âu, bạo loạn chính trị ở Bắc Phi và Trung Đông, diễn biến thời tiết có nhiều phức tạp đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các quốc gia mà Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu. Những yếu tố đó đã khiến nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trở nên khan hiếm, đắt đỏ dẫn đến giá thành sản phẩm lên cao.

Thứ hai, để giải quyết tình trạng thiếu hụt ngoại tệ và cân bằng giá trị cán cân thương mại, trong giai đoạn 2010-2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh tỷ giá VND-USD ba lần, đó là vào các thời điểm tháng 8/2010, tháng 2/2011 và tháng 3/2011. Việc điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam này với mong muốn hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu nhưng lại khiến cho tình trạng nhập siêu của Việt Nam ngày càng xấu đi. Cụ thể là, trong 4 tháng đầu năm 2011, giá các loại nhiên liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng đều tăng, trong đó giá điện tăng 1 lần, giá gas tăng 3 lần và giá xăng dầu tăng 2 lần khiến cho giá tất cả các sản phẩm đều tăng theo.

Cuối cùng là chỉ số CPI 4 tháng đầu năm 2011 đều tăng 13,05% so với cùng kỳ, riêng tháng 4/2011, chỉ số CPI tăng 3,32% cao nhất trong ba năm qua. Nếu như chỉ số CPI trong 3 tháng đầu năm tăng thì do yếu tố mùa vụ chính là việc gia tăng tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên Đán thì việc CPI tăng vọt là dấu hiệu báo động cho tình trạng lạm phát ở VN. Trong đó,tất cả các nhóm ngành đều tăng nhưng tăng nhiều nhất vẫn là nhóm hàng thực phẩm và dịch vụ ăn uống.

THỰC TRẠNG

Qua các nguyên nhân dẫn đến lạm phát nói trên, chúng ta hãy cùng xem lạm phát đã ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam

Đầu tiên phải kể đến là việc trong năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định nâng mức trần lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại đối với Việt Nam đồng lên mức 14%/năm, cao hơn rất nhiều so với khu vực. Và mới đây, con số này đã được nâng lên mức 15%/năm. Với mức lãi suất huy động vốn cao như vậy thì không tránh khỏi lãi suất cho vay đạt mức từ 25%-27%/năm. Từ đó, doanh nghiệp khó lần tiếp cận vốn vay để duy trì và mở rộng sản xuất dẫn đến tình trạng trì trệ sản xuất và nguy cơ phá sản là khá cao. Trong nền kinh tế Việt Nam, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 80%, nếu như các doanh nghiệp này không thể tiếp cận nguồn vốn để sản xuất thì liệu nền kinh tế có thể tăng trưởng được hay không? Hoạt động vay để sản xuất giảm mạnh nhưng vay phi sản xuất, trong đó chủ yếu là vay cho tiêu dùng lại tăng cao như mua xe, xây nhà… dẫn đến đẩy chỉ số chi phí tiêu dùng tăng thêm và dễ dẫn đến vỡ nợ tín dụng. Bên cạnh đó, với mức lãi suất huy động vốn hấp dẫn như vậy cùng với việc các kênh đầu tư trở nên ảm đạm và ẩn chứa nhiều rủi ro do biến động thị trường đã khiến dỏng tiền đổ dồn về ngân hàng khiến các kênh đầu tư như vàng, ngoại tệ, chứng khoán, bất động sản đã kiệt quệ này càng kiệt quệ thêm. Về dài hạn, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước nhiều thử thách.

Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thì tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2011 có thể lên đến 15,5% vượt xa mức kế hoạch kiềm chế lạm phát dưới mức 12% của chính phủ Việt Nam. Điều này khiến việc ngăn cản lạm phát càng trở nên khó khăn vì đây là mức dự báo trong hoàn cảnh các điều kiện đều thuận lợi không có biến động lớn. Với mức lạm phát như vậy, đời sống người dân rất khó khăn vì chủ yếu hàng hóa tiêu dùng và nhiên liệu đều phải nhập khẩu, Nhà nước lại đánh thuế nhập khẩu cao nhằm bảo vệ doanh nghiệp trong nước đã khiến hoạt động tiêu dùng giảm nhưng chỉ số tiêu dùng vẫn tăng. Vào ngày 01/05/2011, Chính phủ Việt Nam đã thông qua quyết định nâng mức lương cơ bản khu vực III lên 850.000 người/tháng nhằm ổn định đời sống nhân dân trước lạm phát nhưng để có thể nâng lương cơ bản thì Ngân hàng Nhà nước lại phải phát hành thêm tiền, mà phát hành thêm tiền thì lại gây ra lạm phát. Việt Nam đang ở thế tiến thoái lưỡng nan và đang cần các chính sách thật sự kịp thời và hiệu quả.

Với các nội dung vừa trình bày ở trên, câu hỏi đặt ra mà chúng ta cần thảo luận bao gồm các vấn đề như sau:

1. Trong Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2011, của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đưa ra ba kịch bản cho nền kinh tế Việt Nam, liệu trong 2 kịch bản đó thì kịch bản nào là phù hợp nhất, và lợi ích cũng như tác hại của mỗi kịch bản.

2. Việt Nam cần điều chỉnh chính sách tài khóa và giảm đầu tư công như thế nào cho hiệu quả để giảm bội chi ngân sách và phát hành thêm tiền.

Tư liệu tham khảo:

http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2011/01/09/t%E1%BB%95ng-quan-kinh-t%E1%BA%BF-vi%E1%BB%87t-nam-nam-2010-v-khuy%E1%BA%BFn-ngh%E1%BB%8B-cho-nam-2011/

http://atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/67007/index.aspx

http://vneconomy.vn/20110423082819954P0C19/tang-332-cpi-thang-42011-cao-nhat-3-nam-gan-day.htm

http://vneconomy.vn/20110425030421260P0C10/lai-nhap-sieu-14-ty-usd-tang-truong-dang-chiu-tac-dong-xau.htm

11 responses

  1. Quoc dung

    1/
    Trước hết, mình xin đính chính với Kha rằng chỉ có 2 kịch bản cho nền kinh tế Việt Nam mà thôi.(Các bạn có thể vào trang web http://www.dddn.com.vn để tham khảo):
    hai kịch bản cho kinh tế Việt Nam trong năm nay. Ở kịch bản “tích cực”, các biện pháp thắt chặt tổng cầu được duy trì đến hết năm, lạm phát sẽ ở mức 15,5% trong khi tốc độ tăng GDP là 6,18%. Trong khi đó, nếu sớm nới lỏng tiền tệ vào khoảng quý III, tăng trưởng có thể nhích lên một chút, khoảng 6,55%. Tuy nhiên, tốc độ tăng CPI khi đó sẽ ở mức 18,2%, tức là gấp rưỡi năm 2010.
    Theo tui ở cả hai kịch bản đều có 2 mặt của nó.
    Nếu chọn kịch bản 1 thì tăng trưởng và lạm phát đều ở mức có thể chấp nhận được (chắc chỉ xảy ra riêng ở VN quá, lạm phát gì mà 15.5%, po tay haizzzzzzzzzz).
    Nếu chọn kịch bản 2 thì tăng trưởng có tăng lên đồng thời lạm phát cũng tăng lên rất nhiều.Điều này ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
    Theo tui, tui sẽ chọn kịch bản một .Vì đối với mọi quốc gia chúng ta đều phải lấy dân làm gốc ( ở VN thì chưa biết, hehe). Thử hỏi nếu chọn mức tăng trưởng cao mà lạm phát tăng đời sống nhân dân cực khổ thì chúng ta tăng trưởng kinh tế để làm gì? Cứ thà rằng để tăng trưởng ở mức chấp nhận được và ra tay mạnh thắt chặt lạm phát thì nền kinh tế vĩ mô sẽ ổn định hơn. Đời sống nhân dân đỡ khổ hơn. Khi đó, qua các năm sau, nhà nước có thể bù đắp laị sự tăng trưởng cho nền kinh tế một khi lạm phát đã đi vào ổn định.
    2/ Ở người Vn có một điều như thế này, nói thì nhiều nhưng làm thì ít. Theo như tui được biết thì trong năm nay chính phủ giảm đầu tư công vào khoảng 79.000 tỷ đồng.Đây chính là một động thái tích cực nhằm giảm lạm hiện nay. Trên mặt lý thuyết thì là như vậy nhưng trên mặt thực tế thì sao?( vẫn là một dấu chấm hỏi). Hiện nay NHNN đang thực hiện chính sách tiền tệ cũng như thực hiện chính sách tài khóa cùng một lúc. Thiết nghĩ, Nhà nước nên thực hiện chính sách tài khóa để làm giảm tổng cầu xuống mức thấp nhất để kềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Cần tích cực giảm mạnh hơn nữa trong việc đầu tư công, bội chi ngân sách, và linh hoạt trong việc điều chỉnh các tài khoản vãng lai(cán cân thương mại xuất-nhập khẩu).
    Thông tin bên lề: Vừa qua từ ngày 29/4 đến ngày 15/5 thì NHNN đã mua khoản 1 tỷ USD và bơm vào thị trường khoản 21.000 tỷ đồng. Đây là một động thái nhằm tăng khả năng thanh khoản VND cho NHTM hiện nay,đồng thời tăng lượng dự trữ ngoại hối quốc gia, ổn định tỷ giá hối đoái( nhằm tránh tình trạng nhập siêu khi VND lên giá, USD bị mất giá).Trong việc bơm tiền vào lần này của NHNN được tính toán rất cẩn trọng, Vì NHNN sợ sẽ làm tăng áp lực lạm phát trên thị trường khi bơm tiền VND vào. Nhưng theo tui thì điều nay không ảnh hưởng nhiều lắm đến tình trạng lạm phát hiện nay. Vì 4 tháng đầu năm 2011 NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ quá thắt chặt dẫn đến NHTM bị đói thanh khoản, nguồn vốn bị thiếu. Nhiều doanh nghiệp bị lao đao,” thắt cổ” có nguy cơ phá sản. Do đó, để cứu DN khi ít người phải cắn răng chịu đựng đi vay chợ đen với lãi suất cắt cổ. Nếu Chính phủ hay NHNN sợ bung tiền ra làm lạm phát tăng cao thì có thể hiện hiện biện pháp kềm lại đó là phát hành tín phiều nhà nước lãi suất từ 18-20%/năm. Khi đó, lượng tiền bơm ra sẽ được trung hòa làm ổn định nền kinh tế vĩ mô.
    Đây chỉ là ý kiến của mình, ai có ý kiền gì hay hơn thì bổ sung thêm để mọi người có thể tham khảo thêm^^.

    Tháng Năm 25, 2011 lúc 11:06 sáng

  2. Hoàng Phúc

    Hì hì, thoạt xem qua cái bài viết liên quan đến Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2011 thì đúng là có 2 kịch bản thật, 2 kịch bản này phần nào đối nghịch nhau và phần nào nói lên mâu thuẫn của các nhà chức trách trong việc quản lý. Kịch bản thứ nhất: Với chính sách tiền tệ được thắt chặt một cách “kiên nhẫn” (kéo dài đến hết năm) đi liền với cắt giảm chi đầu tư công “ nghiêm khắc” như tinh thần của Nghị quyết 11, nhóm nghiên cứu cho rằng lạm phát năm nay vẫn có thể cao tới 15,5%, trong khi tăng trưởng chỉ đạt khoảng 6,2%, thấp hơn so với năm 2010 và chỉ tiêu của năm nay.Kịch bản thứ 2: Giả định Chính phủ không đủ quyết liệt trong việc chống lạm phát và bình ổn vĩ mô, nhóm nghiên cứu cho rằng mức lạm phát có thể cao hơn, khoảng trên 18%, nhưng đồng thời việc nới lỏng cũng giúp tăng trưởng cao hơn một chút, khoảng hơn 6,5%. Đầu tiên thử bàn về 2 kịch bản này trước, như các chuyên gia đã nói ở kịch bản thứ nhất: (thắt chặt tiền tệ quyết liệt + cắt giảm chi đầu tư công nghiêm khắc)x Kiên nhẫn = giữ lạm phát ở mức 15.5%. Khoan nói về tăng trưởng kinh tế thì mức lạm phát này không lẽ còn chưa cao hay sao mà kịch bản thứ 2 lại xuất hiện :18.2% ( đó là điều tui không hiểu). Khác hẳn với những gì Thủ tướng Chính phủ nói vài ngày sau Tết Nguyên đán 2011, rằng mục tiêu trong năm nay của Việt Nam là kiềm chế làm phát ở mức 11%, bằng những lời nói, những chính sách tích cực….Vài tháng sau đó,lạm phát đã vượt quá con số nêu ra, và mục tiêu cả năm ở trên coi như bị phá sản nếu 2 kịch bản trên được “bấm máy”.Thử hỏi 15.5% có thể chấp nhận được hay không khi chính sách không hiệu quả(cụ thể là việc đặt mức trần huy động vốn VND tại các ngân hàng là 14% thế nhưng trên thực tế tình hình kinh tế lại buộc mức huy động trở thành 17-18%, kiến các ngân hàng buộc phải áp dụng 2 sổ kế toán), việc nói và làm không đồng nhất(cụ thể là những buổi hội thảo về phát triển kinh tế diễn ra khá nhiều trên các mặt báo, tv; cácnhà chức trách,các chuyên gia bàn tán rất nhiều về các điểm yếu kém của kinh tế Việt Nam và đưa ra các giải pháp nhưng hầu hết vẫn chưa được áp dụng), việc khắc phục những mặt yếu kém thì chỉ duy ý chí về một mặt mà nếu mặt đó được khắc phục,mặt khác lại khó khăn( cụ thể là việc phát sinh lãi suất vay vốn của doanh nghiệp lên đến 26-27%,mức mà rủi ro phá sản sẽ có thể rất cao). Theo tui, về 2 kịch bản này, tui cho rằng xét về mức độ phù hợp, tui cảm thấy ( ý kiến chủ quan thui) là không phù hợp cho lắm: Đối với kịch bản thứ nhất, đúng thì đúng là việc kiềm chế mức lạm phát là hết sức cần thiết, không thể đế mức lạm phát quá cao dễ dẫn đến khủng khoản kinh tế,nhưng thắt chặt tiền tệ “quyết liệt” “nữa” thì theo cảm nhận của tui không nân một chút nào, chính sách thắt chặt tiền tệ của Việt Nam theo tổng thư ký hiệp hội Ngần hàng- Bà Dương Thu Hương cho rằng là đã khá ngặt nghèo,chưa bao giờ tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán dưới 16%, như thế thì các doanh nghiệp khó phục hồi sau giai đoạn thắt chặt, mà điều đó ảnh hưởng đến sự phát triển trung và dài hạn của nền kinh tế Việt Nam.
    Tuy nhiên, nếu theo kịch bản thứ 2, tức là cho mức 15.5 vẫn còn có thể chấp nhận được và đặt mục tiêu phát triên kinh tế quan trọng hơn thì theo tui việc này khó xảy ra, một khi tâm lý chủ quan còn đó,chí công quên thủ,các chính sách vẫn còn thiếu tính hiệu quả trong một nền kinh tế khó khăn thì tui nghĩ kịch bản này khi “dựng thành phim” sẽ có khả năng trở thành: lạm phát tăng cao >18.2% mà tăng trưởng kinh tế vẫn như cũ, thậm chí có khả năng tệ hơn do những biến động kinh tế khó lường trước.Tuy nhiên, có một điều tui đồng ý đó là phái cắt giảm một cách triệt để chi đầu tư công,những dự án lớn nhằm mục tiêu nâng cấp cơ sở hạ tầng đúng là tốt và là tiềm lực phát triển cho tương lai,nhưng trong bối cảnh mà những dự án cứ ì ạch không hoàn tất thì chẳng phải như các chuyên gia khi nói về tình trạng găm giữ USD đó là đồng tiên không luân chuyển, bị kiềm hãm, làm đóng băng các thị trường,.. đó sao?
    Ngoài 2 kịch bản trên, có một kịch bản thứ 3 mà tui nhận thấy( không biết là đúng hay sai) đó là kịch bản về vấn đề nợ công của Việt Nam.Kịch bản đó là: Nợ công Việt Nam sẽ tăng dần đều và đạt mức 64% GDP vào năm 2015, 80% GDP vào năm 2020. Kịch bản này đòi hỏi Chính phủ phải đưa dần thâm hụt ngân sách tổng thể từ 7,7% trong năm 2009 xuống còn 4,3% trong năm 2011, 3,1% trong năm 2015 và 2,8% GDP vào năm 2020. Nợ công 80%GDP @.@ Thu nhập 100 lấy 80 trả nợ thì còn gì là phát triển nữa. Như chuyên đề số 01 thì tình hình nợ công của Việt Nam cũng là một mối bận tâm rất lớn và rất đáng lo ngại, thực tế đã được thông qua trong báo cáo thường niên này. Nhưng thẳng thắn mà nói mục tiêu “đưa dần thâm hụt ngân sách tổng thể từ 7,7% trong năm 2009 xuống còn 4,3% trong năm 2011” dường như thật khó khăn và khó có khả năng thực hiện hơn là “4,3% trong năm 2011, 3,1% trong năm 2015 và 2,8% GDP vào năm 2020” trong bối cảnh phải chia lửa cho việc kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên như đã nói ở trên, việc cắt giảm đầu tư công quyết liệt cũng là một biện pháp tích cực để thực hiện kịch bản này. Nói cho cùng một điều, nhìn chung, nhận thấy kịch bản này có khả quan nhung vẫn còn rất nhiều bất cập.

    Còn về vấn đề thứ 2: Theo như ý kiến bạn Dũng thì có một chỗ tui không hiểu đó là NHTM ,DN đói vốn, đói thanh khoản thì tiền đâu mua tín phiếu NHNN nhỉ, với lại mua tín phiếu thì giúp hỗ trợ khả năng thanh khoản của NHTM, DN như thế nào khi mà tín phiếu vẫn chỉ là một tờ giấy và phải đến hạn mới ấy tiền + lãi về(mỗi tín phiếu chỉ có thời hạn tối đa một năm). Nỗi lo ở đây là nỗi lo đối với các doanh nghiệp sản xuất khi lãi suất vay vốn ngân hàng quá cao 26-27%/ năm khiến cho các doanh nghiệp sản xuất đau đầu với việc trả lương cho nhân viên cũng như t1nh toán giá thành sản phẩm cũng như phát triển sản xuất kinh doanh. Ông Trần Ngọc Minh – Giám đốc NH Nhà nước chi nhánh TPHCM – nhận xét: “Thu nhập của hầu hết các NH hiện nay vẫn chủ yếu do hoạt động tín dụng đem lại. Chính vì vậy trong bối cảnh giá cả cứ tăng thì chi phí của các NH bỏ ra tăng hơn trước, buộc NH phải điều chỉnh tăng lãi suất cho vay”. Như vậy,doanh nghiệp đi đổ thừa ngân hàng, ngân hàng lại đổ thừa trở lại doanh nghiệp. Vì thế,nhất thiết ở đây phải có sự can thiệp của nhà nước( bao gồm cả ngân hàng nhà nước) vào “thị trường”, vào ” ngân hàng thương mại”. Theo ý kiến chủ quan của tui, điều tất yếu hiện tại là cắt giảm quyết liệt đầu tư công( bao gồm cả việc dùng ngân sách nhà nước để đầu tư và vay nước ngoài như ODA,FDI từ IMF,ADB,…)vì theo tui cái quan trọng trước hết là phải ổn định trước đã, phát triển trong tình trạng ổn định sẽ đỡ lo hơn là phát triển song hành cùng rủi ro. Dùng tiên đầu tư công đó thực hiện các gói kích cung như hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất về mặt vốn (cụ thể có thể như giảm lãi suất,) , phát triển môi trường các nguyên liệu sản xuất sẵn có trong nước như các sản phẩm lúa gạo, cà phê,khoáng sản,..thứ nhất có thể giảm nhập siêu, tăng khả năng xuất khẩu, thứ hai có nguồn nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất đỡ phải nhập khẩu nguyên liệu làm tăng giá sản phẩm, dẫn đến tăng lạm phát,..Về Ngân hàng tm, nhà nước cần phải có các chính sách khuyến khích phát triển các lĩnh vực liên quan đến ngân hàng chứ đừng dừng lại ở việc tín dụng, việc này nhằm mục đích giảm áp lực đối với cả người đi vay và người cho vay, phần nào giảm việc phải phát hành thêm tiền, gây ra lạm phát. Nói chung, nhà nước cần đi sâu đi sát hơn đối với từng ngành nghề trong nước.
    Như ở trên thì tui có nói hơi sơ qua về giảm đầu tư công và chính sách tài khóa,cứ nhắc đi nhắc lại rằng phải cắt giảm đầu tư công. Tui xin đưa ra vài ý kiến cụ thể: đó là việc giảm dùng ngân sách nhà nước để đầu tư và vay nước ngoài như ODA,FDI từ IMF,ADB,…cho các dự án cơ sở hạ tầng đến mức tối thiểu. Ai cũng biết, ai cũng đánh giá Việt Nam là nước có tiềm lực phát triển, nhưng trong bối cảnh như thế này, cứ thấy tiền đổ vào mà đầu tư thì cái danh “có tiềm lực phát triển” cũng nhanh chóng bị quên lãng mà thui. Điều này đồng nghĩa với việc cắt giảm các dự án chưa đi vào thực hiện, xúc tiến cho hoàn thành các dự án đang thực hiện trong thời gian sớm nhất nhằm làm giảm áp lực giải ngân ngân sách.Lựa chọn phương án đầu tư thiết thực nhất từ nước ngoài phù hợp với khó khăn ( ở đây phải nói tới khó khăn trước lợi ích) của đất nước chúng ta để mà đầu tư nhằm làm giảm nợ công.Về chính sách tài khóa, cần thắt chặt hơn nữa, tuy nhiên, thắt chặt chính sách tài khóa theo quan niệm của tui không có nghĩa là đánh thuế ngày càng cao để giảm bội chi ngân sách, cần có những phương giảm chi ngân sách và không tác động đến nguồn thu cụ thể như giảm chi đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng,giảm chi vốn cổ phần,góp vốn liên doanh vào các doanh nghiệp nhằm khuyến khích doanh nghiệp đi theo hướng thị trường tốt hơn, không phụ thuộc vào nước,giảm chi phát triển thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia hay dự án nhà nước, cắt các hình thức chi không phù hợp như chi mua xa xỉ phẩm,chi mua nhà tiền tỷ,chi “bôi trơn”,…cho các cấp quan lý nhằm giảm tính trạng quan liêu tham nhũng( theo tui chỉ có những người tâm huyết với đất nước mới xứng đáng làm lãnh đạo); đồng thời bên cạnh đó cũng nên tăng dần dần các khoản chi như chi đầu tư hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp,chi dự trữ nhằm tạo nền mống ổn định cho ngân sách về lâu về dài. Đối với tui thì trong thời gian ngắn tui chỉ có thể nghĩ ra như thế, mong mấy bạn cho ý kiến để tụi mình có thể hiểu thêm về vấn đề này.
    Nguồn tham khảo:
    http://vietbao.vn/Kinh-te/Vi-sao-lai-suat-cho-vay-qua-cao/30060727/88/
    http://vneconomy.vn/20110517033939191P0C9920/nen-kinh-te-dang-o-the-bat-loi-hon-nam-2008.htm
    http://vef.vn/2011-04-20-chan-lam-phat-nen-cat-63-000-ty-dau-tu-cong
    http://vneconomy.vn/20100609075211126P0C6/imf-viet-nam-can-mot-chinh-sach-tien-te-on-dinh.htm
    http://vef.vn/2011-05-09-trang-page-6
    Hoàng Phúc

    Tháng Năm 25, 2011 lúc 1:40 chiều

  3. Quoc Dung

    Như tui đã nói NHTM và DN đang bị đói vốn, mất khả năng thanh khoản trầm trọng. Do đó, vừa qua, NHNN đã bơm ra thị trường một số lượng lớn khoảng 21.000 VND qua kênh mua lại 1 tỷ USD của các NHTM. Điều này vô hình chung đã cung cấp cho NHTM tính thanh khoản cao hơn trong lúc chính sách tiền tệ đang bị thắt chặt một cách quá mức. Điều này làm gây quan ngại rất lớn cho nền kinh tế đang trong giai đoạn lam phát cao nên NHNN rất cẩn trọng trong việc bơm VND ra. Và một thông tin tui vừa nhận được là cách đây không lâu cũng đã đến kỳ đáo hạn trái phiếu chính phủ, và trái phiếu chính phủ bảo lãnh nên lượng cung thanh khoản cho các NHTM là rất cao. Một điều chứng minh rằng hiện nay lãi suất liên ngân hàng đã xuống tới mức rất thấp dao động từ 11-13%/năm cho lãi suất qua đêm. Để có thể giải thích cho Phúc hiểu vấn đề đang thắc mắc như sau :
    Thứ nhất, nếu NHNN thực hiện chính sách tiền tệ quá thắt chặt=> thị trường đói vốn=> NHTM thiếu thanh khoản trầm trọng (mà nghiệp vụ chính của NHTM là tín dụng)=>NHTM có nguy cơ bị phá sản, mà nếu có nguy cơ bị phá sản thì buộc NHNN phải cứu, lúc này tình hình còn tồi tệ hơn( còn nếu không cứu thì các bạn cũng hình dung được hiệu ứng Domino tài chính rồi nên mình không nhắc thêm, thiết nghĩ lúc đó nền kinh tế sẽ là một bức tranh màu xám kịt không có một điểm sáng).
    Thứ hai, là NHNN bơm tiền ra thị trường như tui đã nói ở trên. Một mặt NHNN đang giải quyết tình trạng căng thẳng thanh khoản cho thị trường , mặt khác đang muốn kềm chế lạm phát nên điều dễ hiểu là vừa bơm tiền ra thì cũng nên hút lại một số lượng tương đối. Ý của tui ở đây có nghĩa là NHNN chỉ muốn bơm ra một số lượng tiền vừa phải nếu không sẽ càng làm trầm trọng đến tình trạng lạm hiện nay. Lấy một ví dụ cho tất cả mọi người dễ hiểu là bây giờ NHNN mua 1 tỷ đô thi buộc bơm ra thị trường 21.000 tỷ VND, song hành việc này NHNN sẽ phát hành tín phiếu chính phủ (kỳ hạn có thể 6,7 năm) để hút ròng lại 10.000 tỷ VND . Khi đó trên thị trường sẽ còn lại khoảng 11.000 tỷ VND .Với số tiền này cũng sẽ không gây lạm phát cao so với số tiền 21.000 tỷ VND kia. Nhưng thử hỏi với tình trạng lãi suất vay như hiện nay thi 11.000 tỷ đồng có thể chảy ra thị trường hay không thì theo tui là không thể hoặc rất ít. Vì vậy suất cho vay quá cao, không DN nào dám đủ tự tin là làm ăn có lời với laĩ suất như vậy. Do đó, tui nghĩ với 11.000 tỷ đồng đó. Các NHTM sẽ cho vay qua lại với nhau trên thị trường liên NH(NH nhỏ đi vay NH lớn). Qua điều đó, tui thấy lạm phát cũng không tăng lên là bao nhiêu.
    Hơn nữa hạn mức tín dụng năm nay sẽ là 20% trở xuống, nên các DN cũng sẽ rất khó tiếp cận nguồn vốn vay này. Nói đi thì cũng phải nói lại, việc bơm tiền ra lần này cũng là một phần giúp các DN vừa và nhỏ, nếu không có vốn thì chắc chắn rằng phá sản là điều dĩ nhiên. Mà hơn 80% DN nước ta là DN vừa và nhỏ nên tui thiết nghĩ nhà nước nên cứu các DN nếu không DN phá sản =>mất việc làm=>nhân dân đói khổ=> bạo động, mất trật tự an ninh xã hội => Nhà nước…..(các bạn tự hiểu nha) là điều không tránh khỏi.

    Tháng Năm 25, 2011 lúc 9:32 chiều

  4. Hoàng Phúc

    Mong bạn Dũng giải thích rõ hơn về hành động “bơm tiền” của NHNN ra thị trường, nếu theo lời ở trên thì NHNN bơm tiền bằng cách mua lại USD của NHTM, vậy là tiền chảy vào NHTM => NHTM giảm bớt áp lực thanh khoản + vốn, tuy nhiên, làm thế nào để dn nhận đc lượng tiền bơm này trong khi ãi suất cho vay đang cao thêm (27-28%/năm)nhất là cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu dn phát hành trái phiếu công ty để NHNN mua lại thì may ra…Còn giữa NHTM vs nhau thì tui hỉu là do lãi suất liên NH ở mức thấp(11-13%/năm) nên các NHTM vay qua lại lẫn nhau để giảm áp lực thanh khoản…Mong mọi người giải đáp thắc mắc..
    Hoàng Phúc

    Tháng Năm 26, 2011 lúc 1:31 chiều

  5. Quoc Dung

    Mình xin giải thích lại một lần nữa như sau:
    Đầu tiên là về NHNN: NHNN đang làm một hành động đó chính là mua đô của thị trường nhằm mục đích chính là làm tăng lượng dự trữ ngoại hối cho quốc gia bên cạnh đó là làm tăng thanh khoản cho thị trường hiện nay. Nhưng mặt trái của vấn đề mà NHNN đang phải đối diện đó chính là làm sao vừa bơm tiền vào hệ thống để tăng thanh khoản cho thị trường đồng thời không được gây lạm phát thêm cho thị trường (như điều này theo tui nghĩ là bất khả thi ,phải chăng NHNN đang quá tham lam, ý tui là muốn cả 2 việc trên). Chính vì thế một mặt thì NHNN vừa bơm ra, mặt khác thì lại hút vào theo một khối lượng tương ứng (nói chung lúc này tui đang suy nghĩ có lẽ NHNN đang làm việc mang tính chất chữa cháy, nhằm tạo tâm lý thanh khoản cho NHTM trong một vài ngày sau đó lại hút bớt tiền qua kênh thị trường OMO, nói chung là rất khó hiểu cho hành động này, haizzz). Và một điều tui xin đính chính với Phúc là các DN vừa và nhỏ này không thể nào phát hành trái phiếu để huy động vốn (vì tui dám chắc chắn rằng các DN này không lấy gì để làm đảm bảo cho DN mình, mà cũng không ai dám đi mua trái phiếu của DN không co thương hiệu mạnh trên thị trường). Một thông tin mà tui vừa nhận được đang hết sức hoang mang là cho dù lãi suất cao như thế nhưng DN vẫn phải đi vay với lãi suất chóng mặt lên 27-30%/năm(đúng là người VN gan lỳ nhất thế giới ). Nếu bạn là một nhà DN bạn cũng buộc phải cắn răng chịu đựng cho qua thời gian này để cứu lấy DN (mục đích là sản xuất cầm chừng). Và nếu bạn không vượt qua thời gian này thì phá sản là một điều không tránh khỏi (thanh lọc lại thị trường những DN ưu tú nhất, kaka). Một khi DN đã chấp nhận vay với lãi suất “nóng bỏng” như thế thì NHTM buộc phải “ra tay cứu nhân độ thế”. Và thế là một điều lại lặp lại tình trạng thanh khoản của NHTM lại tiếp tục bị đói trầm trọng sau mấy ngày.
    Thông tin bên lề: Mình muốn đính chính thêm cho Phúc thiểu là Nhà nước ra chỉ thị tăng trưởng tính dụng là từ 20% trở xuống. Trong đó, tín dụng phi sản xuất chỉ được chiếm 22% trong tổng số dư nợ cho vay. Như vậy nếu cho vay 100% thì cho vay sản xuất vẫn được ưu tiên tới 78%.. Nghĩa là các DN sản xuất vẫn được cấp tín dụng nhưng với lãi suất “trời ơi” do đó buộc DN phải suy nghĩ kĩ trước khi vay.
    Tóm lại để giải quyết lạm phát thì đầu tư công nên giảm một cách mạnh mẽ và phải được thực hiện như đúng lời hứa của Chính phủ ( nên giảm bớt tiền “bôi trơn” là giảm lạm phát ngay lập tức).
    Mong các bạn khác cố gắng đóng góp ý kiến của mình cho chuyên dề thêm sôi nổi. tks all

    Tháng Năm 26, 2011 lúc 4:44 chiều

  6. 1. như kha nói nguyên nhân gây ra lạm phát là do nước ta trở thành một nước nhập siêu. có hai loại hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa xa xỉ. vậy sao để giảm lạm phát mình hok dừng việc nhập khẩu hàng hóa xa xỉ?
    2. khi mình thắt chặt tiền tệ thì hok phải là mình thắt chặt toàn bộ nền kinh tế mà mình chỉ cần thắt chặt khu vực phi sản xuất điển hình là thị trường bất động sản. khi thắt chặt tiền tệ ở khu vực phi sản xuất thì tiền sẽ chảy sang khu vực sản xuất.khu vực phi sản xuất bị thắt chặt sẽ làm cho xảy ra tình trạng vỡ bong bóng bất động sản ==> hạ giá ==> tăng tính thanh khoản ==> tiền quay lại ngân hàng và ngân hàng nhà nước sẽ thu hồi lại tiền không cho nó chảy vào khu vực phi sản xuất. vậy tại sao mình hok tạo ra bong bóng bất động sản rồi làm cho bong bóng vỡ để có thể thu hồi lại tiền từ khu vực phi sản xuất, và cung cấp lại cho khu vực sản xuất.

    Tháng Năm 27, 2011 lúc 5:46 chiều

  7. Hoàng Phúc

    Ây da, bối cảnh bây giờ mà thắt chặt BĐS là chết nhà đầu tư lần người tiêu dùng hết. Cụ thể trong bài báo sáng nay, do nhà nước kiềm chế vay cho lĩnh vực phi sản xuất, nhiều người dân mua nhà đã thanh toán 1 phần giá trị thanh toán (30-60%) đang đang đau đầu vì ngân hàng không chịu giải ngân. Chưa hết, những doanh nghiệp lớn có ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước( cụ thể như Hoàng Anh Gia Lai) đầu tư dự án BĐS đang thực hiện lên đến gần 3000 tỷ đồng, hỏi ngân hàng thắt chặt như vậy có ảnh hưởng đến những doanh nghiệp đó hay không, không bán được, lại phải chịu lãi vay cực lớn (chịu sao thấu), như thế còn lũng đoạn nền kinh tế hơn nữa kìa.( Tham khảo báo Tuổi Trẻ ngày 27/05/2011 mục kinh tế)
    Còn câu đầu tiên, nếu nhà nước có khả năng giảm lượng hàng hóa xa xỉ nhập siêu chắc đã thực hiện từ lâu. Đối với dân Việt Nam có tiền thì thích xài sang, hàng trong nước khoái đi mua hàng ngoại. Doanh nghiệp nhận thấy cầu của thị trường sẽ thực hiện mở rộng sản xuất kinh doanh thôi. Tui nghĩ nhập siêu ảnh hưởng đến lạm phát phần lớn là nhập siêu cho lĩnh vực sản xuất, vì Việt Nam không có khả năng tạo ra nguyên liệu cung cấp cho hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm nên phải nhập từ nước ngoài làm đội chi phí lên ==> tăng giá bán sản phẩm ==> lạm phát (ở mọi ngành nghề,lĩnh vực kinh doanh lun).
    Ý kiến của tui là thế, ai có ý kiến cứ mạnh dạn tham gia, như vậy mới mau tiếp thu kiến thức được . Thanks all

    Tháng Năm 27, 2011 lúc 8:41 chiều

  8. Trúc thấy ý của VA “tạo ra bong bóng bất động sản òi chọc cho nó vỡ” không ổn. Bong bóng bất động sản thật ra cũng là một loại bong bóng kinh tế. đây là hiện tượng xấu chứ không phải tốt. bong bóng vỡ có thể kéo theo sự sụp đổ của nền kinh tế [chuyên đề 1 có nghiên cứu qua]
    Trúc nghĩ là một trong những giải pháp cần làm là nhà nước nên thay đổi cơ cấu hàng nhập khẩu. Ưu tiên cho những loại hàng phục vụ sản xuất. Giảm bớt những mặt hàng xa xỉ như ô tô, mỹ phẩm,… Khi đã thay đổi được cơ cấu như vậy, thì cầu những mặt hàng này giảm trong khi cung không thay đổi, sẽ tạo ra xu hướng tăng giá những sản phẩm “ngoại” này. => tạo điều kiện cho những sản phẩm “nội”.
    Ngoài ra, nước mình là nước xuất khẩu nguyên vật liệu thô, rồi lại nhập khẩu những nguyên vật liệu đã qua sơ chế về sản xuất, sử dụng . Vậy có phải là cần thiết đề ra chính sách nào đó để phát triển kỹ thuật chế biến nguyên vật liệu trong nước không? Hiện tại thì nó chưa giúp được gì, nhưng trong tương lai xa, khi đã nắm được kỹ thuật đó, mình sẽ hạn chế được tình trạng “xuất nguyên vật liệu thô, nhập nguyên vật liệu đã qua sơ chế”

    Tháng Năm 27, 2011 lúc 9:30 chiều

  9. Hoàng Phúc

    ý dưới thì ok, nhưng ý trên thì tui hok đồng ý cho lắm, kinh tế thị trường mà, đã mở cửa thì không thể kiềm chế những mặt hàng nhập khẩu đc, cho dù nó có xa xỉ, nhu cầu của ng` tiêu dùng, ng` ta cần, người ta có đủ khả năng thanh toán thì không có lý do gì nhà nước phải kiềm chế, giảm, như thế còn làm giảm thu nhập nhà nước qua các hình thức đóng thuế của các doanh nghiệp ,công ty kinh doanh những mặt hàng xa xỉ, trong khi thuế đánh vào các mặt hàng này rất cao. Như thế thì không giảm thâm hụt ngân sách đc mà còn làm tồi tệ hơn. Có chăng là nhà nước nên phát triển những ngành kinh tế trọng điểm mà đất nước ta đặc biệt mạnh song song cùng những ngành khác.Trình độ mình thấp,tiền không nhiều không nên bon chen cùng các cường quốc mà cần phải cải thiện mình trước tiên. Tui nhận thấy là đất nước mình mạnh nhất về xuất khẩu lúa gạo, thế nhưng lại cố gắng thay đổi mục tiêu 2018 trở thành nước công nghiệp, trình độ non nớt, kinh nghiệm không có nhiều, tiền bạc thiếu thốn, khó khăn nhiều bề, liệu mục tiêu đó có khả thi?

    Tháng Năm 29, 2011 lúc 9:30 chiều

    • trong tình trạng lạm phát hiện nay, giá của hàng hóa bất động sản ngày cao. hiện nay phần lớn các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, không phải từ hiệu quả kinh doanh mà từ vấn đề mặt bằng làm việc. Khó khăn không chỉ đến từ việc giá văn phòng đang quá cao và chưa có dấu hiệu giảm, khó khăn còn đến từ việc những căn nhà có diện tích vừa và lớn được thuê làm văn phòng giờ đây chủ nhà đang dần thay đổi “quan niệm”, tiền cho thuê hiện tại không thể bằng chịu đầu tư một chút, xây dựng thành một office dạng vừa, cho thuê sẽ có nguồn thu lớn hơn rất nhiều. mà nước ta chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. có cách nào để giảm được giá thuê mặt bằng hay ko?

      Tháng Năm 30, 2011 lúc 5:49 chiều

  10. Từ trước đến giờ mình chưa từng nghe doanh nghiệp nào không trả nổi tiền thuê mặt bằng, có lẽ bạn Vân Anh nên xem lại vấn đề này. Nếu trường hợp này có xảy ra thì vui lòng trích dẫn nguồn luôn.
    Hoàng Phúc

    Tháng Năm 31, 2011 lúc 10:24 chiều

Bình luận về bài viết này