Just another WordPress.com fantasy

CHUYÊN ĐỀ SỐ 03:

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI – FDI – FOREIGN DIRECT INVESTMENT

1. Khái niệm:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn nước ngoài dài hạn của cá nhân hay doanh nghiệp đầu tư trực tiếp theo luật đầu tư nước ngoài tại các quốc gia nhằm tìm kiếm lợi nhuận bằng cách kết hợp bới nước chủ nhả để tiến hành sản xuất kinh doanh và lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ vốn đóng góp. Đây là loại hình di chuyển vốn quốc tế mà người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành đối tượng đầu tư. Nói cách khác, đầu tư trực tiếp là loại hình di chuyển vốn quốc tế có đặc trưng quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn gắn chặt với nhau.

Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.

2. Đặc điểm:

– Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu theo luật đầu tư của mỗi quốc gia. Ví dụ Luật đầu tư nước ngoài tại VN quy định chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án.

– Quyền quản lý, điều hành đối tượng đầu tư phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh và phải được phân chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định.

2.1. Ưu điểm:

• Đối với nuóc xuất khẩu vốn (quốc gia đi đầu tư):

+ Tăng quy mô GNP.

+ Do đặc điểm của đầu tư là quyền sở hữu và quyền điều hành, quản lý vốn gắn liền với nhau nên vốn được sử dụng hợp lý đạt diệu quả cao, giảm những bất đồng , tranh chấp trong điều hành quản lý vốn.

+ Chủ đầu tư nước ngoài đưa cơ sở sản xuất tới gần vùng nguyên, nhiên liệu, lao động, khu vực tiêu thụ sản phẩm, nâng cao được lợi nhuận của vốn so với trong nước.

+ Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước sở tại (quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư). Bởi vì đầu tư trực tiếp tạo ra các đối tượng đầu tư ngay “trong lòng” các quốc gia tiếp nhận đầu tư.

+ Tận dụng chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của các quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư dẫn đến hiệu quả vốn đầu tư cao.

• Đối với nước tiếp nhận đầu tư

+ Tăng quy mô GDP, mở rộng cơ cấu kinh tế trong nước, tạo đà cho sự phát triển.

+ Làm tăng lượng cung vốn và khả năng tiếp nhận công nghệ, kỹ năng quản trị và thị trường.

+ Huy động được nguồn vốn ở mức độ tối đa. Bởi vì đầu tư trực tiếp chỉ quy định mức độ đóng góp vốn tối thiểu.

+ Đầu tư trực tiếp tạo điều kiện cho quốc gia tiếp nhận đầu tư khai thác tốt nhất những tiềm năng về vị trí địa lý, tài nguyên, thiên nhiên, lao động.

+ Đầu tư trực tiếp tạo điều kiện cho nước sở tại sử dụng có hiệu quả phẩn vốn góp của mình, nâng cao tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân

2.2. Nhược điểm

• Đối với quốc gia đi đầu tư: rủi ro đầu tư cao nếu môi trường kinh tế chính trị của quốc gia tiếp nhận đầu tư không ổn định

• Đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư:

+ Xuất phát từ mục đích của đầu tư là lãi suất của vốn cao và thời gian thu hồi vốn nhanh nên chủ đầu tư chỉ tập trung vào các ngành và vùng có điều kiện thuận lợi để nhanh chóng đạt được mục đích trên. Điều đó thường dẫn đến hậu quả là cơ cấu ngành và vùng lãnh thổ của quốc gia tiếp nhận đầu tư phát triển không đồng đều, mất cân đối. Ví dụ, tại VN, vốn đầu tư nước ngoài thường tập trung vào những ngành đem lại lợi nhuận cao như công nghiệp (công nghiệp khai thác tài nguyên, công nghiệp chế biến), dịch vụ tại những nơi như Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Vũng Tàu…

+ Nguồn tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn đến kiệt quệ, môi trường sinh thái bị ảnh hưởng.

+ Nếu quốc gia tiếp nhận đầu tư không kiểm tra, giám sát chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng là nơi tiếp nhận công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu, năng suất lao động thấp, chất lương lao động thấp, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao; là nguyên nhân dẫn đến khả năng cạnh tranh không cao ngay tại sân nhà và xuất khẩu của quốc gia đi đầu tư đang cần thay thế.

3. Các hình thức FDI:

3.1. Phân theo bản chất đầu tư

– Đầu tư phương tiện hoạt động

Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào.

– Mua lại và sáp nhập

Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào.

3.2. Phân theo tính chất dòng vốn

-Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty.

-Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.

– Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ :Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.

3.3. Phân theo động cơ của nhà đầu tư

– Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.

– Vốn tìm kiếm hiệu quả : Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v…

– Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh dành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu.

3.4. Các hình thức đầu tư FDI:

– Hợp đồng hợp tác kinh doanh

– Xí nghiệp liên doanh

– Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài

– Khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung.

Theo bạn, tại VN hiện nay, trong 4 hình thức này, hình thức nào chiếm tỷ trọng cao nhất, hình thức nào có tỷ trọng vốn lớn nhất, hình thức nào được nhà đầu tư yêu thích nhất và hình thức nào được Việt Nam yêu thích nhất? Vì sao?

4. Xu hướng của đầu tư trực tiếp trên thế giới trong thời gian hiện nay

– Ngày nay, dòng chảy của vốn đầu tư trực tiếp chủ yếu vàocác nước công nghiệp phát triển (OECD)

Theo bạn, điều này có nghịch lý hay không khi các nước thuộc OEDC là những nước nhiều vốn? Và xu hướng trên có đang thay đổi không và thay đổi như thế nào?

-Xu hướng giảm sút FDI bắt đầu chậm lại, tình hình trên là do những nguyên nhân sau: thứ nhất, kinh tế thế giới phục hồi chưa thật mạnh, thị trường tiêu thụ sản phẩm cao kém sôi động ; thứ hai, thôn tính và sáp nhập (M&A) vẫn giảm. Hoạt động M&A của các nước thuộc Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) giảm cả về số lượng lẫn giá trị.

– Có sự thay đổi lớn về tương quan lực lượng giữa các quốc gia chủ đầu tư quốc tế. Trong suốt thế kỷ 20 tương quan lực lượng chủ đầu tư thế giới có sự biến động mạnh gắn liền với sự hưng thịnh của các quốc gia và khu vực. Đầu thế kỷ 20, dẫn đầu thế giới về đầu tư nước ngoài là các quốc gia Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Hà Lan.Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 Mỹ dẫn đầu, đến cuối thế kỷ thì Nhật Bản vương lên vị trí hàng đầu. Ngoài ra, nhờ có sự thành công nhảy vọt trong lĩnh vực phát triển kinh tế của các quốc gia thuộc NICs cũng đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài và chiếm vị trí ngày càng lớn.

– Lĩnh vực đầu tư cũng có nhiều thay đổi. Từ lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển nông nghiệp và một số ngành chế biến nông sản nhằm mục đích sử dụng nguồn nhân công rẻ tại các quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư, ở cuối thế kỷ này, các chủ đầu tư đã chuyển sang lĩnh vực thương mại, dịch vụ, tài chính và các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao.

Đối với các nước tiếp nhận vốn đầu tư là các nước đang phát triển, chủ đầu tư để đạt mục đích lợi nhuận cao và thời gian thu hồi vốn nhanh nên thưởng tập trung vào các lĩnh vực :

+ Các dự án vừa và nhỏ với khả năng thu hồi vốn nhanh để giảm thiểu rủi ro.

+ Các ngành khai thác tài nguyên chiến lược như dầu mỏ, than đá, quặng sắt, gỗ…

+ Các dự án cho phép tận dụng tối đa điều kiện ưu đãi của Luật đầu từ nước ngoài của các quốc gia tiếp nhận đầu tư. + Các ngành sử dụng nhiều lao động

+ Các ngành có thị trường tiêu thụ tại quốc gia tiếp nhận đầu tư để giảm thiểu thuế đánh vào hàng nhập khẩu. + Các ngành gây ô nhiễm môi trường.

– Dòng đầu tư gián tiếp đang bắt đầu hồi phục, theo IMF, WB, vốn đầu tư tư nhân ròng vào cổ phiếu và trái phiếu tại các nền kinh tế thị trường có chiều hướng tăng.

– Đầu tư mới sẽ thay thế sát nhập, Cơ quan xúc tiến và đầu tư của 106 nước cho rằng các Công ty xuyên quốc gia (TNCs) sẽ quan tâm đến đầu tư mới thay vì sát nhập vì:

+ Thứ nhất, lợi nhuận do M&A đem lại giảm sút, hiện nay các công ty lớn đã sát nhập gần hết do vậy chỉ còn các công ty nhỏ hoạt động ở những lĩnh vực ít hấp dẫn.

+ Thứ hai, các quốc gia ngày càng có những quy định chặt chẽ hơn đối với hoạt động M&A. Vì dụ, chính phủ Mỹ giải quyết vụ việc Microsoft.

– Vốn đầu tư vào các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, tăng nhanh. Nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm cuối thế kỷ 20 luôn cao và ổn định, nên châu Á trở thành khu vực hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Mặc khác khu vực này còn có nguồn lao động dồi dào với giá còn thấp và môi trường đầu tư được các quốc gia luon cải thiện, càng tạo nhiều hấp dẫn với nhà đầu tư.

5. FDI tại Việt Nam

Nhìn vào tình hình đầu tư tại nước ta trong những năm qua có những kết luận sau:

– Số lượng dự án, tổng vốn đầu tư, quy mô vốn của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đều tăng ở những năm đầu sau đó giảm. Hiện tượng trên là do:

+ Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á, các quốc gia có vốn đầu tư lớn vào VN thì lại là những quốc gia bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ cho nên khả năng đầu tư bị giảm sút.

+ Môi trường đầu tư của các quốc gia trong khu vực được cải thiện có sức hấp dẫn hơn VN

– FDI góp phần quan trng trong việc khắc phục tình trạng thiếu hụt vốn của nước ta. Nên kinh tế của nước ta trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung có tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm thấp ( thậm chí dưới 0); do đó ảnh hưởng rất lớn đến tích lũy và đầu tư. Từ sau khi đổi mới, tỷ lệ tiết kiệm được tăng lên nhưng còn rất thấp so với nhu vầu đầu tư. Mặt khác, chúng ta còn phải thanh toán nợ trong điều kiện thâm hụt ngân sách cao. Chính vì vậy mà nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết cho sự nghiệp đổi mới của đất nước.

– Thông qua đầu tư trực tiếp của nước ngoài công nghệ và kỷ thuật tiên tiến đã thâm nhập vào quá trình sản xuất xã hội của nước ta. Nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc đả đầu tư vào những ngành kinh tế có hàm lượng kỹ thuật cao như sản xuất ô tô, viễn thông, hóa chất, công nghiệp điện tử… Phần lớn thiết bị đưa vào nước ta thuộc loại trung bình của thế giới nhưng vẫn tiên tiến hơn thiết bị hiện có của ta. Nhờ công nghệ tiên tiến nên đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã. Tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu và cải thiện chất lượng tiêu dùng.

– Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo việc làm cho người lao động trong nước. Tính đến 2003 các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo việc làm trực tiếp cho hơn 400.000 người và hàng trăm lao động phục vụ. Đặc biệt đầu tư trực tiếp đã tạo ra một đội ngũ quản lý có trình độ và kinh nghiệm.

– Đầu tư trực tiếp tạo nguồn thu ngân sách của Chính phủ. Thu ngân sách của Nhà nước từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, FDI ở VN còn có các nhược điểm cụ thể:

– Trong những năm qua, vấn đề nổi cộm mà FDI đưa đến đó là không ít những công nghệ và thiết bị lạc hậu đã bị loại thải được nhập vào VN với giá đắt hơn thị trường từ 10 – 20%.

– Phân bố đầu tư không đồng đều giữa các vùng và các ngành. Vốn đầu tư thường tập trung vào các vùng có ưu thế cơ sở hạ tầng như TP.HCM, Hà Nội, … và vào các ngành có lợi nhuận cao và thời gian thu hổi vốn nhanh.

– Do mục đích của các nhà đầu tư là thu được lợi nhuận cao nên họ luôn tìm cách khai thác lợi thế tương đối của nước chủ nhà. Tại VN lợi thế nhất là giá lao động rẻ. Vì vậy các nhà đầu tư đã khai thác quá mức bằng cách tăng cường độ lao động, cắt xén điều kiện lao động. Từ đó đã xảy ra nhiểu tranh chấp giữa người lao động và chủ đầu tư.

Tư liệu tham khảo:

  • Giáo trình kinh tế quốc tế , GS – TS Hoàng Thị Chỉnh – PGS – TS. Nguyễn Phú Tụ – ThS Nguyễn Hữu Lộc

8 responses

  1. Hoàng Phúc

    Bạn Mai đã hoàn thành chuyên đề của mình. Sau đây mình có 1 số ý kiến muốn tham khảo:
    – Mai có thể diễn giải rõ ràng hơn cụm từ “tạo ra các đối tượng đầu tư ngay “trong lòng” các quốc gia tiếp nhận đầu tư.” cho các bạn dễ hiểu hen.
    – ở phần xu hướng đầu tư trực tiếp…mình thấy là “Xu hướng giảm sút FDI bắt đầu chậm lại” có nghĩa mang hướng tích cực, nhưng sao thấy những dẫn giải phía sau lại mang tính tiêu cực hơn vậy, như là “thị trường tiêu thụ sản phẩm cao kém sôi động ; thứ hai, thôn tính và sáp nhập (M&A) vẫn giảm. Hoạt động M&A của các nước thuộc Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) giảm cả về số lượng lẫn giá trị” ( ngoại trừ “kinh tế thế giới phục hồi chưa thật mạnh” có thể hiểu theo hướng tích cực ). Đồng thời, mong Mai thêm phần giải thích ( bằng comment sau này) để dẫn giải động thái “M&A-Sáp nhập và Mua lại hay Sáp nhập và Thôn tính” theo nghĩa chung và trong trường hợp ” đầu tư trực tiếp “này để các bạn dễ hiểu, do nhiều bạn còn chậm, hen Mai :D.
    – “Các ngành có thị trường tiêu thụ tại quốc gia tiếp nhận đầu tư để giảm thiểu thuế đánh vào hàng nhập khẩu. + Các ngành gây ô nhiễm môi trường” (phần chủ đầu tư tập trung vào các lĩnh vực) Giải thích rõ hơn hộ mình phần này Mai nhé, về nội dung, về quốc gia tiếp nhận đầu tư tại sao chấp nhận tiếp nhận vốn đầu tư cho các ngành gây ô nhiễm môi trường,..
    – “Đầu tư mới sẽ thay thế sát nhập”, Được biết đầu tư mới là kênh truyền thống của FDI, vậy tại sao không quan tâm đó ngay từ đầu mà lại M&A. Có phải đều này cho thấy nhà đầu tư muốn khai thác kiệt quệ lợi ích từ M&A rùi mới chuyển sang đầu tư mới nơi tạo ra lợi ích kém hơn và nhiều rủi ro hơn?
    – Một số khuất mắt: Trung Quốc to lớn, kinh tế phát triển và có đủ điều kiện cạnh tranh với Hoa Kì lại nhận vốn FDI khá lớn. Nhật Bản là nước nhỏ hơn về mặt diện tích cũng như phát triển so với Trung Quốc nhưng lượng đầu tư FDI và ODA lại rất lớn. Mọi người hãy cho ý kiến về vấn đề này và có thể nói rõ mục đích đầu tư của Nhật bản là gì?
    – Và mình cũng muốn thảo luận sâu hơn mối liên hệ giữa vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và Lạm phát ở nước ta.
    Đó là những thắc mắc của mình :D. Sau đây mình xin đưa ra ý kiến của mình về câu hỏi trong chuyên đề:
    1) Theo bạn, tại VN hiện nay, trong 4 hình thức này, hình thức nào chiếm tỷ trọng cao nhất, hình thức nào có tỷ trọng vốn lớn nhất, hình thức nào được nhà đầu tư yêu thích nhất và hình thức nào được Việt Nam yêu thích nhất? Vì sao?
    – Nếu mà nói hình thức nào Việt Nam yêu thích nhất thì chắc mình không thể nào trả lời được rùi,trong 4 hình thức:
    – Hợp đồng hợp tác kinh doanh

    – Xí nghiệp liên doanh

    – Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài

    – Khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung.

    thì mình thấy rằng khu chế xuất, công nghiệp tập trung có khăng năng thấp nhất nếu nói về tỷ trọng ở nước ta.Lý do: Nước ta là 1 quốc gia nhỏ, nên tuy dân số vẫn tăng nhanh trong vài năm vừa qua nhưng nói là quốc gia có nguồn nhân công dồi dào và nguồn nhân công giá “bèo” cũng không hẳn. Nếu nói về đầu tư theo dạng này thì theo mình nên đầu tư vào Trung Quốc có thể thích hợp hơn. Ngoài ra, theo mình, những khu này có nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường lớn nên nhà nước sẽ cố gắng kiểm soát và hạn chế tỷ trọng hình thức này.Tiếp theo, đó là các hình thức “Xí nghiệp liên doanh” và “xí nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài” thì có thể nói “xí nghiệp liên doanh” chiếm tỷ trọng lớn hơn cả, và có thể là lớn nhất trong số 4 hình thức trên (theo mình).Tuy nhiên, như cô Hằng TCDN cũng có lần nói,”liên doanh” chỉ là các phân loại doanh nghiệp chứ không hẳn là loại hình doanh nghiệp ( bài thuyết trình chương 1 TCDN), mà cụ thể hơn, hình thức “liên doanh” sẽ được thể hiện qua các công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH),vd:( cô Hằng có lần vs về Nhà hàng ở trung tâm thành phố tên gì mình không nhớ với giấy đăng ký kinh doanh dưới dạng công ty TNHH do Việt Nam va một nước khác liên doanh).Về công ty TNHH thì ai cũng có thể thấy rằng hiện nay tràn lan không kém công ty cổ phần , nhưng đa phần là vừa và nhỏ, lý do: theo mình đây là phương án hữu hiệu nhất để thâm nhập thị trường Việt Nam và dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư trong việc “lách luật”, giảm thiểu tác động của chính sách quản lý nước Việt Nam đối với nước ngoài.Công ty hay xí nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thì theo mình cũng tương tự nhưng khó khăn hơn và chiếm tỷ trọng không nhiều như liên doanh do nhiều trở ngại và hầu như mình thấy nhiều là ngân hàng, siêu thị, còn lại thì không rõ lắm (mong mọi người cho thêm vd).Cuối cùng là hợp đồng hợp tác kinh doanh, mình không rõ có phải ý bạn Mai muốn nói đó là những dự án đầu tư của nước ngoài đối với đất nước Việt Nam hay không, nếu đúng là vậy thì theo mình đây cũng là một hình thức chiếm tỷ trọng cao do nhiều quốc gia,tổ chức cũng đã khẳng định tiềm năng của Việt Nam và đầu tư vào đất nước ta theo nhiều hình thức dự án cơ sở hạ tầng hay..(tuy nhiên Việt Nam còn chưa thực hiện tốn lắm hiệu quả từ dòng vốn đó)==> mang tính vĩ mô, nhưng nếu là hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa công ty trong nước và nước ngoài theo hướng vi mô thì hoặc trở thành hình thức liên doanh hoặc đơn giản hơn là kí hợp đồng sản xuất, mua bán,..thì mình thấy hình thức này không chiếm tỷ trọng cao.Còn về số liệu hiện tại mình vẫn chưa tìm ra nguồn cung cấp số liệu cung cấp cho tỷ trọng vốn ( hầu như là số liệu cho các ngành như là chế biến, xây dựng,.. chứ chưa tìm được tỷ trọng theo hình thức) nên mong mọi người cho thêm ý kiến
    2)Theo bạn, điều này có nghịch lý hay không khi các nước thuộc OEDC là những nước nhiều vốn? Và xu hướng trên có đang thay đổi không và thay đổi như thế nào?
    – “Ngày nay, dòng chảy của vốn đầu tư trực tiếp chủ yếu vào các nước công nghiệp phát triển (OECD)”. Mình nghĩ điều này là tất yếu, bởi vì nhà đầu tư muốn giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào môi trường có nhiều yếu tố đảm bảo tính hiệu quả hơn là cất công nghiên cứu và mạo hiểm đầu tư vào môi trường mới. Về vấn đề này thì mình cũng đã thấy hiện hữu ở một số lĩnh vực khác chứ không chỉ là FDI,và đó theo mình cũng là một nhược điểm của việc “làm kinh tế” so với các lĩnh vực khác. Chẳng hạn như rõ ràng là ở bóng đá ( thể thao- giải trí), việc đầu tư vốn ít để tuyển dụng lứa cầu thủ trẻ giàu tiềm năng, đào tạo, tất nhiên lứa cầu thủ này phát triển cực nhanh và mang về những món lợi khổng lồ cho nhiều câu lạc bộ. Ở một vd khác: Âm nhạc (giải trí), việc đầu tư cho ca sĩ mới nhiều tiềm năng cũng đã làm nên rất nhiều ngôi sao và cũng đem lại những tài sản kếch xù cho những bầu show. VDs mình nói ở đây không kể đến việc đầu tư đại, đầu tư không kiểm soát, đầu tư thiếu hiểu biết,..Và VDs mình nói ở đây cũng phê phán việc đầu tư quá thực dụng của những nhà làm kinh tế bây giờ, sợ nghiên cứu, tiềm hiểu, ngại mạo hiểm, muốn lợi nhanh, vốn ít,…Các nước phát triển có khả năng thực hiện nhu cầu của những nhà đầu tư như vậy, nên việc đầu tư tập trung vào các nước phát triển là một tất yếu. Theo ý kiến chủ quan của mình, nên và cần thiết tìm ra những “tiềm năng” và theo đó, nghiên cứu đầu tư,sau đó phát triển. Đối với những nước có tiềm năng nhưng lại phát triểm chậm cho thiếu vốn, thì việc đầu tư tất nhiên sẽ tốn ít chi phí hơn( giống như việc mua một cầu thủ chưa tên tuổi nhưng tài năng xuất chúng bao giờ cũng rẻ hơn những ngôi sao, cát xê cho những ca sĩ có giọng hát hay nhưng chưa nổi tiếng vẫn ít hơn cho những ngôi sao ca nhạc), tuy nhiên cũng không ngoại trừ khả năng phụ thuộc vào một số ý kiến khác. Tóm lại, theo mình, NÊN THAY ĐỔI.
    Trên đây là những ý kiến của mình, bây giờ đã là chuyên đề thứ ba rồi, mong mọi người tích cực hơn trong việc thảo luận. thank all.
    Hoàng Phúc

    Tháng Sáu 6, 2011 lúc 2:57 chiều

    • – Trước hết, về cụm từ “tạo ra các đối tượng đầu tư ngay “trong lòng” các quốc gia tiếp nhận đầu tư.” thì trong các dự án đầu tư sẽ bao gốm 2 nguồn vốn. Đó là vốn đối ứng của các doanh nghiệp trong nước và vốn đầu tư do các nhà đầu tư nước ngoài (tiền của, máy móc, thiết bị, kỹ thuật) qua đó tạo ra đối tượng đầu tư (xây dựng cơ sở vật chất) tại nước tiếp nhận đầu tư.
      – Về phần xu hướng giảm sút FDI thì những nguyên nhân đưa ra là để giải thích cho việc giảm sút FDI trong những năm gần đây.Và hiện tượng giảm sút đó đang bắt đầu chậm lại.
      – “Đồng thời, mong Mai thêm phần giải thích ( bằng comment sau này) để dẫn giải động thái “M&A-Sáp nhập và Mua lại hay Sáp nhập và Thôn tính” theo nghĩa chung và trong trường hợp ” đầu tư trực tiếp “này để các bạn dễ hiểu, do nhiều bạn còn chậm, hen Mai .” M ko hiểu ý P ở đây là gì.Vì vấn đề này có gì để thắc mắc đâu???? Nếu P cần biết thêm về M&A thì có thể tham khảo thêm ở link này : http://hbg.vn/forum/showthread.php?66-Ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c-c%C6%A1-b%E1%BA%A3n-M-amp-A-l%C3-g%C3%AC&p=100
      – “Các ngành có thị trường tiêu thụ tại quốc gia tiếp nhận đầu tư để giảm thiểu thuế đánh vào hàng nhập khẩu. + Các ngành gây ô nhiễm môi trường” (phần chủ đầu tư tập trung vào các lĩnh vực) Giải thích rõ hơn hộ mình phần này Mai nhé, về nội dung, về quốc gia tiếp nhận đầu tư tại sao chấp nhận tiếp nhận vốn đầu tư cho các ngành gây ô nhiễm môi trường,…=> Trước nhất, về phần các quốc gia đi đầu tư (chính xác hơn là các DOANH NGHIỆP/ TƯ NHÂN) chủ yếu mục tiêu của họ là LỢI NHUẬN nên họ sẽ tìm những lĩnh vực nào có khả năng đem lại lợi nhuận cao và ít rủi ro, khả năng thu hồi vốn nhanh bất chấp ngành đó là ngành gây ô nhiễm.Và điển hình ở nước ta, các doanh nghiệp có quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh theo quy định tại điều 13 Luật đầu tư, trừ trường hợp đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vục, ngành nghề cấm đầu tư, cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.(nói đơn giản hơn là bạn có tiền, bạn muốn đầu tư vào đâu là tùy ở bạn, miễn là người tiếp nhận đầu tư đồng ý, miễn là không vi phạm pháp luật nước sở tại) Và điển hình các ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhưng vẫn thu hút đầu tư như công nghiệp sản xuất sơn, ngành nhựa, ngành đóng tàu…).Và về vấn đề này liên quan đến một vấn đề khác là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hơn là về FDI hay pháp luật đối với doanh nghiệp.
      . Về những ngành có thị trường tiêu thụ ngay tại quốc gia tiếp nhận đầu tư nhằm trước nhất là giảm thiểu chi phí vận chuyển, bên cạnh đó giảm thiểu thuế nhập khẩu phát sinh vì nó đầu tư và sản xuất phục vụ cho người tiêu dùng ngay tại quốc gia tiếp nhận đầu tư (như thuế nhập khẩu đánh vào nguyên vật liệu sẽ ít hơn so với thuế đán vào sản phầm (vd: xe hơi)).
      *thuế nhập khẩu là thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu và nó có vai trò quan trọng hơn và được áp dụng phổ biến trên thế giới so với thuế xuất khẩu
      — “Đầu tư mới sẽ thay thế sát nhập”, Được biết đầu tư mới là kênh truyền thống của FDI, vậy tại sao không quan tâm đó ngay từ đầu mà lại M&A. Có phải đều này cho thấy nhà đầu tư muốn khai thác kiệt quệ lợi ích từ M&A rùi mới chuyển sang đầu tư mới nơi tạo ra lợi ích kém hơn và nhiều rủi ro hơn?=> Trước hết,FDI được thực hiện theo hai kênh chủ yếu: đầu tư mới (greenfield investment-GI) và mua lại&sát nhập (Mergers and Acquisitions-M&A). Đầu tư mới là các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới. Đây là kênh đầu tư truyền thống của FDI và cũng là kênh đầu tư chủ yếu để các nhà đầu tư ở các NƯỚC PHÁT TRIỂN đầu tư vào các nước ĐANG PHÁT TRIỂN. Ngược lại, không giống như GI, M&A là các chủ đầu tư tiến hành đầu tư thông qua việc mua lại và sát nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài. Kênh đầu tư này được thực hiện ở các nước phát triển, các nước mới công nghiệp hóa và rất phổ biến trong những năm gần đây. Ở Việt Nam, FDI được chủ yếu thực hiện theo kênh GI.
      Còn về vấn đề GI sẽ thay thế M&A thì nguyên nhân đã được giải thích ở trên bài chuyên để (có gì không hiểu vui lòng đọc lại ). Và M xin lưu ý đây là xu hướng đầu tư trực tiếp trên thế giới trong thời gian hiện nay chứ không phải chỉ ở VN.
      – Một số khuất mắt: Trung Quốc to lớn, kinh tế phát triển và có đủ điều kiện cạnh tranh với Hoa Kì lại nhận vốn FDI khá lớn. Nhật Bản là nước nhỏ hơn về mặt diện tích cũng như phát triển so với Trung Quốc nhưng lượng đầu tư FDI và ODA lại rất lớn. Mọi người hãy cho ý kiến về vấn đề này và có thể nói rõ mục đích đầu tư của Nhật bản là gì? => Vấn đề này liên quan đến câu hỏi thứ nhất của M nên M sẽ trả lời sau khi các bạn đã thảo luận hết ý kiến của các bạn. Và trước đây kinh tế thế giới đứng đầu là Mỹ, tiếp theo là Nhật Bản rồi mới tới TQ. Chỉ những năm gần đây thì kinh tế TQ mới vượt NB. Và làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản là từ thập niên 1950.Và TQ hiện nay không chỉ nhận FDI mà cũng có đầu tư FDI sang các nước khác nữa.Mong bạn P tìm hiểu rõ lại vấn đề này nhé
      -Về vấn đề FDI và lạm phát thì hiện nay, mỗi chuyên gia kinh tế còn đang có ý kiến riêng của mình và thực sự nghiên cứu về vấn đề tác động của FDI đến lạm phát và tốc độ tăng trưởng vẫn còn chưa đầy đủ thì theo Phúc liệu với những kiến thức chưa đầy đủ của nhóm liệu có thể đưa ra được ý kiến như thế nào??? Hơn nữa, hiện nay nước ta phải hạn chế nguồn vốn cho các dự án đầu tư (ODA) bằng ngân sách nhà nước để kiềm chế lạm phát, còn vốn FDI được dùng cho sản xuất nên không tác động đến tiền tệ. Có chăng chỉ ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư trong việc lựa chọn thị trường đầu tư mà thôi 
      Cuối cùng, về câu trả lời của P cho câu hỏi đầu tiên, M muốn hỏi P lấy cơ sở ở đâu để đưa ra ý kiến của mình.Và có vẻ về các hình thức đầu tư thì P không hiểu rõ lắm thì phải. Để hiểu rõ hơn về các hình thức này, mời các bạn tham khảo thêm chương II Nghị định 108/2006( điều 5 – điều 10) cũng như chương IV Luật đầu tư (điều 21 – 26).Còn về số liệu bạn có tể nghiên cứu thêm số liệu từ trang web của cục đầu tư nước ngoài , bộ kế hoạch đầu tư.)
      Còn về câu 2 hình như P đã đi lạc đề rùi.P nên coi lại .Và kinh tế không giống như bóng đá hay ca nhạc j j đâu. Và trên thế giới không có phân ra quốc gia có tiềm năng nhưng lại phát triểm chậm cho thiếu vốn mà chỉ có nước phát triển – trình độ kĩ thuật cao, thừa vốn, thiếu lao động, và nước đang phát triển – trình độ kĩ thuật thấp, thiếu vốn, thừa lao động.Muốn rõ hơn về phần này, bạn có thể tham khảo giáo trình Kinh tế quốc tế của đại học KT TP.HCM.
      Thân

      Tháng Sáu 7, 2011 lúc 10:19 chiều

  2. Đăng Kha

    Về mặt lợi ích mà FDI đem lại cho các quốc gia tiếp nhận vốn như Việt Nam thì mình hoàn toàn nhất trí với bạn Mai. Nhưng bên cạnh lợi ích về giải quyết tình trạng thiếu hụt vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm và phát triển công nghệ kỹ thuật… thì ở VN các công ty FDI cũng gây một số thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế.
    Thứ nhất, như bài viết đã trình bày các hoạt động rót FDI thường hướng tới các ngành dễ thu lợi như khai thác tài nguyên, công nghiệp chế biến nông sản và thủy hải sản. Thu mua nguyên liệu với giá rẻ, chi phí nhân công thấp, liên doanh với công ty trong nước với vai trò là người phân phối sản phẩm ra nước ngoài đã tạo lợi thế cạnh tranh cho các nhà đầu tư FDI. Khi nguyên liệu, sản phẩm (đặc biệt là nông thủy sản và thủ công mỹ nghệ)của VN xuất ra thị trường nước ngoài thì được đẩy giá lên cao nhưng công ty của VN thì không được hưởng lợi nhuận đó, đồng thời sản phẩm của VN giờ đây lại mang thương hiệu của “công ty mẹ” đầu tư vốn FDI. Kết quả là các dự án FDI đã biến các công ty VN trở thành thợ gia công sản phẩm cho “công ty mẹ” ở nước ngoài.
    Thứ hai, theo thông kê của Tổng cục Thuế Việt Nam, trong nhiều năm trở lại đây, một số công ty được thành lập bằng vốn FDI hay nói cách khác là các công ty con ở VN liên tục báo lỗ trong kinh doanh để trốn thuế. Lấy một ví dụ minh họa, giá vốn hàng bán và chi phí kèm theo của một tấn cà phê có giá 1000USD nhưng công ty con xuất khẩu về cho một công ty khác cũng thuộc công ty mẹ chỉ có giá 900USD. Sau đó, công ty mẹ đưa sản phẩm ra thị trường với giá gấp 1,5 đến 2 lần giá trị thực của sản phẩm. Mặc dù đã được hưởng nhiều ưu đãi từ chính sách khuyến khích đầu tư từ VN nhưng các công ty con này vẫn tìm cách lách luật trốn thuế bằng nhiều thủ đoạn khiến khoản thu ngân sách Nhà Nước bị thiếu hụt, khiến Việt Nam chẳng khác gì trở thành nơi bán hàng “giảm giá không thuế” cho các công ty đầu tư FDI.

    Câu hỏi đặt ra ở đây là làm sao quản lý vốn FDI tại VN hiệu quả, tránh tình trạng tài nguyên và nhân công nước nhà bị khai thác trong khi chính Vn lại không hưởng được lợi ích. Đồng thời bảo vệ các doanh nghiệp trong nước khỏi tình trạng “đánh bóng” thương hiệu cho công ty nước ngoài.

    Tháng Sáu 6, 2011 lúc 3:02 chiều

  3. Quoc Dung

    Hiện nay, việc nguồn vốn FDI chảy vào VN là điều tất yếu khi quá trình toàn cầu hóa xảy ra.Bằng chứng là có rất nhiều các công ty liên doanh với nước ngoài, các công ty có 100% vốn nước ngoài. Điển hình là VRB(Viet Nam Russia Bank) là một ngân hàng liên doanh giữa VN và Nga. Theo tui thì giữa việc đầu tư FDI và lạm phát có những mối liên hệ nhất định tới nhau.
    Về mặt có lợi: VN có thể huy động một lượng lớn vốn (chủ yếu là ngoại tệ cho nền kinh tế, có nghĩa là các công ty nước ngoài muốn đầu tư tại VN thì bắt buộc mang nguồn vốn ngoại tệ của mình chuyển đổi sang VND để làm vốn kinh doanh=>cung USD cho nền kinh tế => NHTW có thể tăng lượng dự trữ ngoại hối cho quốc gia do các NHTM bán lại các ngoại tệ đã mua được từ những chủ đầu tư này.
    Vì sao tui lại nói điều ở trên thì các bạn cũng đã biết tới mối liên hệ tới lạm phát. Tui lấy ví dụ cụ thể trong năm 2011, tình trạng lạm phát đang hết sức căng thẳng nếu vốn đầu tư FDI trong giai đoạn này có tăng lên thì nó chính là con dao hai lưỡi một mặt nó làm cho GDP tăng nhưng mặt khác là lạm phát cũng tăng theo. Do đó, theo suy nghĩ của tui thì nguồn vốn FDI trong năm nay đừng nên quá nhiều mà chỉ nên ở một mức độ cho phép. Nguồn vốn FDI này chỉ thực sự phát huy hết tiềm năng của mình khi tình hình kinh tế thế giới trong tình hình ổn định lâu dài. Theo tui biết thì nguồn vốn FDI của VN năm nay bị giảm một cách đáng kể do tình hình kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phục hồi rất chậm sau suy thái (điển hình là nợ công Châu Âu vẫn đang tiếp diễn và có chiều hướng lan sang các nước khác trong khu vực EU, nền kinh tế Mỹ chậm phục hồi tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ lại đang tăng, hay là bất o63b tại các quốc gia Bắc Phi…) chính những tác động đó mà tất cả các nhà đầu tư không dám mang nguồn vốn của mình mang đi đầu tư vào các quốc gia khác (chẳng hạn là VN ). Mà họ sẽ mang vốn của mình đi đầu tư vào các kênh khác hay vào tìm đến trú ẩn tại vàng để bảo toàn vốn của mình. Nhưng nói đi cũng phải nói lại nhiều nhà đầu tư họ vẫn thích lợi nhuận cao, chấp nhận đối mặt với rủi ro lớn,họ thấy được tiềm năng ở nước họ mang vốn đi dầu tư nên nguồn vốn FDI luôn hiện diện trong các quan hệ tài chình quốc tế. Điều này sẽ giúp các mối quan hệ kinh tế thế giới đều phát triển. Đây chính là những lý do mình hiểu biết được đưa ra, nếu sai hay đúng thỉ mọi người cho nhận xét để được hoàn thiện hơn.
    Tks bạn Mai đã post bài này lên nha. Thực sự vấn đề này Dũng cũng không nắm rõ lắm so với chuyên đề 1,2 ^^!

    Tháng Sáu 7, 2011 lúc 8:32 chiều

  4. hiz, dài quá..đọc chưa hết nữa
    nhưng Trúc cũng có một số ý sau

    1.Theo bạn, điều này có nghịch lý hay không khi các nước thuộc OEDC là những nước nhiều vốn? Và xu hướng trên có đang thay đổi không và thay đổi như thế nào?
    => k rõ lắm câu hỏi “những nước nhìu vồn” là nhận hay đầu tư?
    a. nếu là đầu tư => đó là điều hiển nhiên. vì những nước phát triển thì nền kinh tế phát triển => sự dư thừa vốn => do kinh tế tài chính diễn ra trong phạm vi quốc tế nên nguồn vồn sẽ chảy đến nơi thiếu vốn ở các quốc gia khác, và ở đây là dưới hình thức nguồn vốn FDI
    b. nếu là nước nhận đầu tư. có thể thấy các nước đi đầu tư FDI vào nước khác với mục đích là nhận được các lợi ích khác nhau . VD như khía cạch đầu tư để đạt lợi nhuận chẳng hạn thì dưới cương vị là một nhà đầu tư đứng giữa hai lựa chọn 1 nước có nền kinh tế phát triển và 1 nước kinh tế đang phát triển thì chưa cần phân tích cũng đã thấy khả năng đầu tư vào các nước kinh tế phát triển sẽ thu được lợi ích bền vững hơn

    2. – Hợp đồng hợp tác kinh doanh

    – Xí nghiệp liên doanh

    – Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài

    – Khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung.

    Theo bạn, tại VN hiện nay, trong 4 hình thức này, hình thức nào chiếm tỷ trọng cao nhất, hình thức nào có tỷ trọng vốn lớn nhất, hình thức nào được nhà đầu tư yêu thích nhất và hình thức nào được Việt Nam yêu thích nhất? Vì sao?

    hình thức chiếm tỷ trọng cao nhất: khu chế xuất. công nghiệp tập trung (cái này thật sự là k bik, chỉ là cảm thấy nó nghe nhìu nên chắc là nó)
    hình thức có tỷ trọng vốn lớn nhất: xí nghiệp 100% vốn nc ngoài (do 100% vốn chăng)
    hình thức được nhà đầu tư yêu thích nhất: xí nghiệp 100% vốn nước ngoài (toàn quyền quản trị)
    hình thức được VN yêu thích nhất: mình nghĩ là hợp đồng hợp tác kinh doanh (được quyền quản trị, có lợi ích, rủi ro có thể được hạn chế do điều khoản hợp đồng) và xí nghiệp liên doanh(như trên, nhưng thay vì hạn chế rủi ro thì có lẽ rủi ro được chia sẻ bớt)
    => mình k rõ lắm về khu chế xuất, công nghiệp tập trung, mong có ai hiểu rõ về hình thức, quyền lợi, hạn chế của nó thì share giúp. có lun mấy cái còn lại càng tốt 😀
    Thân
    Tô Mai Trúc

    Tháng Sáu 9, 2011 lúc 12:35 sáng

    • Bạn Trúc à, bạn vui lòng đọc cm mình trả lời cho bạn Phúc trước khi trả lời được không??? Và về hình thức, quyền lợi, hạn chế của khu chế xuất, công nghiệp tập trung thì bạn có thể google được không ~”~
      Câu 1- Ý của câu hỏi là tại sao dòng chảy FDI lại đi vào các nước phát triển nhiều hơn trong khi các nước này vốn là những nước thừa vốn mà lại không đi vào những nước thiếu vốn, thừa lao động (các nước đang phát triển) ~”~… Và vui lòng giải thích rõ hơn câu trả lời của bạn vì câu này bạn trả lời hoàn toàn chung chung thui, thiếu cơ sở để kết luận
      Câu 2- Bạn có tìm hiểu têm hay chỉ trả lời hoàn toàn theo ý kiến cá nhân của bạn mà không dựa trên bất cứ cơ sở nào vậy @.@…Mình đã có chia sẻ nguồn để các bạn tìm tài liệu ùi đưa ra kết luận mà @.@… bạn có thể tìm lại ở cm trả lời bạn Phúc.
      Thân

      Tháng Sáu 9, 2011 lúc 8:33 sáng

      • à, đây chỉ mới là ý kiến cảm quan của mình thui à bạn Mai
        Đã bảo là chưa đọc xong mà.
        Nếu bạn Mai k hiểu ý kiến câu 1 của mình ở chỗ nào thì cứ việc hỏi. chung nhà mà làm như xa quá

        Tháng Sáu 9, 2011 lúc 10:00 chiều

  5. yuminnguyen

    mình xin trả lời câu hỏi thứ 1 của bạn Mai
    Theo bạn, tại VN hiện nay, trong 4 hình thức này, hình thức nào chiếm tỷ trọng cao nhất, hình thức nào có tỷ trọng vốn lớn nhất, hình thức nào được nhà đầu tư yêu thích nhất và hình thức nào được Việt Nam yêu thích nhất? Vì sao?
    hình thức đầu tư chủ đạo của dòng vốn FDI vào Việt Nam là 100% vốn nước ngoài. Hình thức mua lại và sáp nhập (M&A) hầu như chưa được thực hiện. Tính trong giai đoạn 1998-11/2005, hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 74% số dự án và 50,1% vốn đăng ký; liên doanh chiếm 22,4% số dự án và 38,3% vốn đăng ký; số còn lại thuộc lĩnh vực hợp doanh, BOT và 1 công ty quản lý vốn. Điều đáng lưu ý là phần lớn đối tác phía Việt Nam trong các liên doanh FDI là doanh nghiệp nhà nước (SOES) (chiếm 98% tổng vốn đầu tư và 92% tổng số dự án liên doanh trong đó phần góp vốn chủ yếu là bằng giá trị quyền sử dụng đất nên tỷ lệ góp vốn không đáng kể) với nhiều bất cập trong quản lý và kinh doanh do đó hiệu quả chuyển giao nguồn lực kinh doanh thấp (vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, năng lực kinh doanh). Hình thức 100% vốn nước ngoài là chủ đạo cũng làm giảm hiệu quả chuyển giao này. Hơn thế nữa, mức độ liên kết trong sản xuất và kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong nước không cao cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế khả năng chuyển giao các nguồn lực kinh doanh của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam. Nói cách khác, Việt nam đang thiếu hụt ngành công nghiệp phụ trợ có khả năng tạo ra mối liên kết với các doanh nghiệp FDI và qua đó hấp thụ được những lợi ích mà các doanh nghiệp này đem lại
    http://vn.360plus.yahoo.com/Investment-NEU/article?mid=414

    Tháng Sáu 9, 2011 lúc 2:48 chiều

Bình luận về bài viết này