Just another WordPress.com fantasy

CHUYÊN ĐỀ SỐ 01:

NỢ CÔNG: 2 MẶT, 1 VẤN ĐỀ

Đầu tiên, mình giải thích lý do vì sao chọn chủ đề này làm chuyên đề đầu tiên. Chẳng là một hôm tình cờ nghe được thông tin từ tv về tình trạng khủng hoảng công nợ của đất nước Bồ Đào Nha, rùi sực nhớ lại cách đây không lâu là tình trạng tương tự xảy ra ở đất nước Hy Lạp, Ireland, mình nhận ra đây là một vấn đề hết sức quan trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn thế giới. Không chỉ thế, kỳ họp quốc hội cách đây không lâu lại nhắc đến tình hình nợ công của nước ta cũng đang trong tình trạng đáng lo ngại. Vì thế, mình đã quyết định chọn chủ đề này để tham luận cùng các bạn.

Nói về nợ công thì chắc hẳn tụi mình đều biết rất rõ rằng đó chính là nợ chính phủ, là khoản chênh lệch giữa thu ngân sách và chi ngân sách mà chúng mình đã có dịp học ở môn tài chính học. Khoản nợ càng lớn tức nghĩa là chi ngân sách đã vượt quá thu ngân sách. Còn đến tình trạng khủng hoảng nợ công thì tức nghĩa là thu ngân sách đã không đủ cung ứng cho các hoạt động chi ngân sách nữa, số nợ lên đến mức khổng lồ, dễ dẫn đến tình trạng vỡ nợ- không có khả năng thanh toán các khoản nợ. Nợ công thì bao gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài, điều này dễ cắt nghĩa vì ngoài tình trạng vay vốn, huy động vốn từ các nguồn trong nước thì các nguồn ngoài nước cũng là nguồn lợi vay vốn vô cùng to lớn của các nước, các quốc gia. Mỗi quốc gia có thể vay hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ usd để phục vụ cho nhu cầu phát triển trong nước của quốc gia mình. Vì thế, đi vay tức là mang nợ, vay càng nhiều nợ càng nhiều, vay quá nhiều không quản lý nổi, không chi trả nổiè khủng hoảng.

Nhắc lại chuyện xưa, chúng ta mới tìm hiểu vì sao Hy Lạp lại khủng hoảng nợ công ? Thông tin trên báo đài cho biết rằng: Hy Lạp phải đối mặt với 2 vấn đề thâm hụt cùng một lúc, đó là thâm hụt ngân sách (vượt 13% GDP năm 2010) và thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai (khoảng 9% GDP, so với mức trung bình của toàn khu vực Eurozone là 1%).Sự phụ thuộc quá nhiều của Hy Lạp vào nguồn tài trợ nước ngoài đã khiến cho nền kinh tế nước này trở nên dễ tổn thương trước những thay đổi trong niềm tin của giới đầu tư. Sự nghi ngờ của giới đầu tư lên đến đỉnh điểm khi Cơ quan Thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) công bố ước tính về thâm hụt ngân sách của Hy Lạp là 13,6% GDP – cao hơn hẳn so với con số ước tính được chính phủ Hy Lạp đưa ra trước đó. Hy Lạp đã chính thức kêu gọi hỗ trợ tài chính từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và các quốc gia thành viên Eurozone. Bộ trưởng Tài chính các nước Eurozone đã quyết định hỗ trợ tài chính dành cho Hy Lạp với mức hỗ trợ 110 tỷ euro trong vòng 3 năm 2011-2013 (lãi suất ưu đãi là 5%), trong đó các nước thuộc Eurozone bỏ ra 80 tỷ euro và 30 tỷ còn lại là IMF. Đổi lại, Hy Lạp phải cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 11% GDP (2011) và xuống dưới mức quy định 3% của EU vào năm 2013.

GIải thích rằng: khoản nợ công của Hy Lạp được thống kê bao gồm: chênh lệch giữa thu và chi ngân sách của năm nay vượt hơn thống kê năm 2010 là 13% GDP cùng năm, tình hình giao dịch trong ngoài nước- cán cân thanh toán vãng lại được tổng hợp với số dư bên nợ lớn hơn bên có một lượng > 9% GDP so với cùng kì năm ngoái. Nguyên nhân là do Hy Lạp quá phụ thuộc vào các nguồn tài trợ nước ngoài làm tăng các khoản vay => nợ chồng chất, không có khả năng giải quyết. Vì thế, Hy Lạp đã phải nhờ đến quyền trợ giúp “ Nhờ khán giả trong trường quay” ( Ai là triệu phú) để cứu trợ, đó chính là quỹ tiền tệ thế giới IMF và tổ chức này đã và đang có những động thái tích cực cho việc cứu trợ nền kinh tế khủng hoảng của đất nước này.

Thứ hai, sau Hy lạp là tới đất nước Ireand công nhận công khai rằng đất nước bị khủng hoảng nợ công. Đầu thàng 4 vừa qua, Ireland đã đưa ra các kết quả điều tra mới nhất về các ngân hàng nước này. Ngân hàng Trung Ương Ireland đã lên tiếng yêu cầu trợ giúp từ liên minh châu Âu trong việc kiểm soát chặt chẽ lĩnh vực ngân hàng do chi phí trang trải các khoản nợ lên tới 70 tỷ Euro, tương đương 99 tỷ USD, một con số nợ khổng lồ đối với một đất nước tạo ra 171 tỷ USD một năm. Cuộc khủng hoảng nợ công của Ireland không phải là điều bất ngờ như trường hợp Hy Lạp. Những dấu hiệu báo trước đã xuất hiện khá sớm. Trước tiên, đó là một thị trường bất động sản bong bóng. Trong một thập niên tính đến năm 2007, giá nhà tại Ireland tăng gần gấp 4 lần, thậm chí còn đắt hơn cả những thành phố vẫn được mệnh danh là đắt đỏ trên thế giới như Los Angeles. Khi bong bóng bất động sản vỡ tung đã kéo theo sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng. Và khi chính phủ ra tay cứu trợ ngân hàng – nợ công trở thành gánh nặng cho ngân khố quốc gia.

Giải thích về định nghĩa của thuật ngữ “bong bóng”: Mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực, mọi sản phẩm đều có một thị trường của riêng nó. Tình trạng thị trường bong bóng ở đây là khi mọi ánh mắt đều đổ dồn vào một sản phẩm, một lĩnh vực, một ngành nghề nào đó đang theo dạng tiềm năng phát triển mạnh, mọi người đều đổ dồn vào đầu tự vào đó, bong bóng được thổi ngày một to hơn. Không ai để ý đến rủi ro có thể xảy ra, Để rồi khi bong bóng vỡ, tức thị trường mà mọi người đổ dồn vốn liếng đầu tư thực chất không được như mong đợi, mọi người lũ lượt đem bán ra những gì mình đã đầu tư, nhưng liệu lúc đó ai sẽ mua? Chính đều này đã làm thị trường đi xuống nhanh chóng, dẫn đến tình trạng vỡ nợ của nhiều lĩnh vực, ngành nghề.

Ireland đã trở thành quốc gia thứ hai sau Hy Lạp buộc phải thực hiện các biện pháp kinh tế khắc khổ để đổi lấy khoản cứu trợ khẩn cấp từ IMF và EU, nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công tồi tệ như giảm ít nhất 10% mức lương tối thiểu, tăng thuế giá trị gia tăng, cắt giảm 25.000 biên chế trong các cơ quan nhà nước…

Đó là những gương đi trước của các quốc gia, đất nước đang còn ngấp nghé trên bờ vực khủng hoảng nợ công. Hy Lạp, Ireland, rùi Bồ Đào Nha,….Hay dự đoán sắp tới là Tây Ban Nha khiến cho con người ta nói riêng và ngay cả mình nói chung tưởng tưởng đến cái viễn cảnh lây lan tình cảnh đó đến các khu vực khác. Không phải nói suông, rất nhiều nhà phân tích đã phân tích và cho rằng viễn cảnh của các nước phát triển khác cũng đáng lo ngại không kém gì các nước đã kể như trên, kể cả Mỹ và một số cường quốc khác. Việt Nam là một nước đang phát triển nhưng tình trạng nợ công cũng đang là mối quan tâm của rất nhiều người khi thực tế đang chứng tỏ điều ngược lại với những con số thống kê “chưa đáng bận tâm” đã được nêu trong các buổi họp của đất nước vừa qua. Theo Bộ Tài chính, ở thời điểm 30-6-2009 nợ nước ngoài của Việt Nam bằng 29,8 % GDP (23,6 tỷ USD). Sau tháng 6-2009 Việt Nam đã ký thỏa thuận vay và bảo lãnh có giá trị tổng cộng gần 4,5 tỷ USD (1,205 tỷ USD với Ngân hàng Phát triển Châu Á, ADB; 927 triệu USD với Ngân hàng Thế giới; 1,33 tỷ USD với Nhật Bản; và đã phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế) đó là chưa kể khoản vay 290 triệu USD Nhật Bản vừa ký cho Việt Nam vay giữa tháng 3 này. Nếu giải ngân hết các khoản này thì nợ nước ngoài của Việt Nam có thể tăng lên khoảng 35% GDP. Chưa rõ nợ trong nước của Chính phủ là bao nhiêu. Nhiều người cho rằng nợ công (trong và ngoài nước) của nhà nước Việt Nam đã vượt quá 50% GDP. Thực tế tại mọi buổi họp, những người phát biểu luôn tại ra một viễn cảnh “ màu hồng” cho người nghe, có lẽ là để tránh tình trạng tổ chức biểu tình đình công như nhân dân các nước Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha khi nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu mà có thể gây ra mất trật tự xã hội khó có biện pháp quản lý, thay vào đó là việc tự suy nghĩ hướng giải quyết vấn đề này. Thực chất đối với chúng ta không quan trọng nhưng chúng ta cần phải biết để kịp thời đối mặt với nền kinh tế hiện nay và trong tương lai không xa nữa. Bởi tại sao, việc khủng hoảng này không chỉ xuất phát từ nợ chính phủ cho các chính sách đầu tư phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mà còn có thể xuất phát từ những doanh nghiệp, những công ty có vốn đầu tư kinh doanh nhà nước hay không có vốn đầu tư kinh doanh nhà nước làm ăn thu lỗ buộc nhà nước phải tìm mọi cách thực hiệc việc cứu vớt cho những “sinh linh lầm than” này, hay nói cụ thể hơn là đi vay nự để bù đắp. Như vụ Vinashin chẳng hạn, cho tới giờ, Vinashin vẫn chưa sụp đổ đấy thui, vẫn tiếp tục hoạt động nhờ chính sách cứu vớt của nhà nước ban cho, khác ở chỗ là đã đổi mới cơ cấu tổ chức. Những doanh nghiệp, công ty đó có thể là nơi chúng ta nương tựa cho bữa cơm, cuộc sống của gia đình mình. Vì thế, không thể nói. Vấn đề này không quan trọng.

Qua những thông tin mà mình đã tổng hợp được và trình bày ở trên, những điều mình muốn tham luận ở đây chính là:

  • Tình trạng nợ công của nhiều nước như Ireland, Bồ Đào Nha hay được dự đoán là Tây Ban Nha tới đây đều có xuất phát từ tình trạng bong bóng  của thị trường bất động sản, tuy đã có tìm hiểu nhưng mình vẫn chưa hiểu lém, BĐS ảnh hưởng như thế nào đến việc tăng nợ công của các quốc gia kể trên?
  • Theo ý kiến chủ quan của mình như ở trên đã nêu, tình trạng Việt Nam cũng không kém phần đáng lo ngại, nhưng nhà nước đã “ ém” không cho việc mất an ninh xã hội diễn ra như các nước bạn( biểu tình)  mà cố gắng đưa ra viễn cảnh tươi đẹp để an lòng dân và tìm cách giải quyết. Vậy vì sao các nước bạn lại không có những động thái như vậy mà đợi đến khi tình trạng trở nên tồi tệ rồi thực hiện chính sách thắt chặt, người dân quen sống tự do nay lại bị gò bó dễ dấn đến tình trạng bất bình, mất trật tự xã hội ắt phải xảy ra.
  • Tham khảo tài liệu từ các chuyên gia, các biện pháp nhằm quả lý nợ công chỉ quanh đi quẩn lại ở việc sử dụng khoản vay hợp lý, đầu tư hợp lý, ổn định tài chính chứng khoán,… chung chung nhất định, liệu những việc làm cụ thể và còn những biện pháp nào khác không?

Đó là một số ý kiến mà mình muốn tham khảo từ các bạn, ngoài ra trong quá trình tham luận, các bạn có thể đặt ra những câu hỏi có liên quan đến vấn đề nhằm khoét sâu hơn vấn đề giúp chúng ta hiểu cặn kẽ hơn lĩnh vực đã nêu. Nói chung mình muốn mọi người hãy năng động tích cực trong việc học tập nghiên cứu để phát triển bản thân cũng như nâng cao trình độ nhóm, cụ thể từ những chuyên đề này.

Nguồn và một số tài liệu tham khảo thêm:
– các trang web của saga,vne và các trang web có liên quan.

–         Một số tài liệu tham khảo thêm:

1)     http://www.baomoi.com/Van-de-no-cong-Nhat-Ban-con-khung-khiep-hon-Hy-Lap/126/5770581.epi

2)     http://vitinfo.vn/Muctin/Quocte/Kinhtetoancau/LA83931/default.htm

3)     http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/04/khung-hoang-no-cong-chau-au-de-doa-kinh-te-the-gioi/

4)

Quốc gia Thâm hụt ngân sách 2010(%GDP) Nợ/GDP 2010 Nợ nước ngoài 

(% tổng nợ)

Nợ ngắn hạn 

(%GDP)

Tài khoản vãng lai 

(%GDP

Hy Lạp -12.2 124.9 77.5 20.8 -10
Bồ Đào Nha -8 84.6 73.8 22.6 -9.9
Ireland -14.7 82.6 57.2 47.3 -1.7
Italia -5.3 116.7 49 5.7 -2.5
TBN -10.1 66.3 37 5.8 -6
Anh -12.9 80.3 22.1 3.3 -2
Mỹ -12.5 93.6 26.4 8.3 -2.6
Nguồn: European Commission, World Bank, IMF

Sẽ có chỉnh sửa nếu thấy thiếu sót.

HẾT

CHUYÊN ĐỀ SỐ 01 – NGUYỄN HOÀNG PHÚC

KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ: 22/04/2011

8 responses

  1. quoc dung

    tao thay cung ok do. nhung chua doc xong, chung nao t doc xong se cho y kien chinh sua sau

    Tháng Tư 13, 2011 lúc 10:33 sáng

  2. Kha

    Theo mình thì việc Chính phủ của các quốc gia này vay vốn từ nước ngoài hoặc bảo lãnh cho các tổ chức trong nước vay vốn nhằm thực hiện các dự án nhà ở và cho thuê văn phòng.
    Điển hình là ở Tây Ban Nha, để vực dậy thị trường bất động sản trong nước thì Chính phủ đã vay tiền từ các tổ chức tín dụng quốc tế như IMF, từ khu vực Eurozone. Tuy nhiên kết quả đem lại không như mong muốn, giá BĐS cho thuê cao đã khiến người dân cũng như các công ty không mặn mà với thị trường này. Chính vì thế, giá BĐS ở nhiều khu vực tại Tây Ban Nha bắt đầu giảm từ giữa năm 2010 đến nay nhưng vẫn chưa giải quyết hết số công trình đã xây dựng –> khả năng thu hồi vốn và lãi gần như không có.

    Nguồn:
    http://www.realt5000.com.ua/news/utf/vi/943114/
    http://bdsthegioi.batdongsan.com.vn/madrid-thi-truong-bat-dong-san-thuong-mai-tren-da-hoi-phuc-mCHUs4jo-xE1.html

    Tháng Tư 13, 2011 lúc 12:30 chiều

  3. Vậy chính phủ các quốc gia không có biện pháp nào nhắm bước đầu giảm giá BĐS cho thuê rồi khi thị trường BĐS bắt đầu nhôn nhịp trở lại mới đưa ra các biện pháp nhằm thu hồi vốn và sinh lợi nhuận hay sao? Chẳng hạn như vay vốn trong vòng 10-15 năm, trong khi thị trường BĐS vẫn chưa nhộn nhịp thì chính phủ các quốc gia nên có các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào thị trường BĐS, sau đó sẽ đề các các chính sách nhắm ổn định thị trường BĐS khi thị trường BĐS có xu hướng biến động cao( giống như cho vay hay huy động tiền ở các ngân hàng chẳng hạn), các hoạt động này sẽ giúp cho chính phủ một mặt thu hồi vốn đồng thời cũng gây hứng thú cho các nhà đàu tư về thị trường hấp dẫn này. Y1 kiến của 1 sinh viên đã là vậy, chẳng lẽ chính phủ các quốc gia chưa nghĩ đến. Vậy..Liệu có nguyên nhân nào khác??

    Tháng Tư 14, 2011 lúc 1:27 chiều

  4. Theo Trúc tìm hiểu
    Bong bóng bất động sản là một trong những hiện tượng bong bóng kinh tế-hiện tượng giá tài sản mà ở đây là bất động sản tăng đột biến đến một mức giá vô lý do hoạt-động-đầu-cơ-nối-tiếp-đầu-cơ.
    Đến một lúc nào đấy, những người nắm giữ bất động sản bị định giá quá cao này lại bắt đầu có cảm giác nghèo đi, đồng thời từ bỏ thói quen tiêu dùng tùy tiện của mình, gây cản trở đến tăng trưởng kinh tế, và tệ hơn, làm trầm trọng thêm suy thoái kinh tế.
    Sớm hay muôn, bong bóng này cũng vỡ, kéo theo sự sụt giá rất nhanh và mạnh cùng làn sóng ồ ạt bán ra. Hành động bán ra một cách hoảng loạn là biểu hiện chung của thị trường sau tiếng vỡ của bong bóng và là hình tượng sụp đổ của thị trường, ai cũng muốn bán đi bất động sản của mình cho người khác, cung tăng nhưng cầu rất ít. Kết quả là thua lỗ trầm trọng. hơn nữa, sự sụp đổ của thị trường có thể kéo theo giai đoạn suy thoái kinh tế.
    Trả lời cho thắc mắc của Phúc:
    Khi bong bóng vỡ thì cũng là khi BĐS không bán được và dòng tiền bị tắc trong thị trường BĐS. Thị trường hầu như không thực hiện được giao dịch trên trên quy mô lớn.

    Đối với các cá nhân, tổ chức đầu tư, khi đến thời kỳ đáo hạn sẽ không có tiền để trả cho ngân hàng vì tiền nằm hết trong BĐS, dù có bán thao nhưng cũng không trả được nợ.

    Đối với các ngân hàng, những khoản nợ trên sẽ là khoản nợ xấu, không có khả năng đòi hoặc giá trị BĐS không tuơng xứng với tiền bỏ ra => khủng hoảng tài chính. Có thể nó sẽ kéo theo sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng. (ngoài ra, khủng hoảng tài chính sẽ gây ra các phản ứng dây chuyền ảnh hưởng đến các ngành sản xuất dịch vụ khác vì số tiền đáng ra phục vụ vào sx, dịch vụ thì bây giờ nằm hết trong BĐS => thu hẹp sx, kinh doanh, thất nghiệp, phá sản, etc..)
    Trong trường hợp của Ireland, chính phủ đã ra tay cứu trợ ngân hàng => khi đó nợ công tăng lên.

    Nguồn: http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/kinh-doanh/2009/11/3ba15552/page_2.asp
    http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20101115182950AAky3vz

    Tháng Tư 21, 2011 lúc 12:28 sáng

  5. vân anh

    Nếu các quốc gia châu Âu ếm tình trạng nợ công thì sẽ có hai vấn đề xảy ra
    – Do người dân ở các nước đó luôn sống tự do nếu họ không biết tình trạng này thì họ vẫn cứ tiếp tục cuộc sống tự do đó. Đến khi chính phủ không thể “ém” được tình trạng nợ công thì cuộc sống của họ sẽ trở nên khó khăn hơn. Lúc này tình trạng bất bình và tình trạng mất trật tự xã hội có thể trầm trọng hơn.
    – Tình trạng nợ công xảy ra ko phải chỉ do tình trạng bội chi của ngân sách nhà nước mà còn do ảnh hưởng các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có thể tạo ra tình trạng bong bóng cho nhiều lĩnh vực ngành nghề.

    Tháng Tư 21, 2011 lúc 6:53 chiều

  6. Đồng ý với lời giải đáp thắc mắc của Trúc, nhưng cái giải thích khái niệm bong bóng của Trúc thì hơi bị khó hỉu quá, các bạn sẽ không dễ hình dung ra việc vỡ bong bóng là như thế nào. Thực tế thì khái niệm bong bóng ở mọi lĩnh vực đều có ý nghĩa như nhau nhưng sẽ giải thích khác nhau theo hoàn cảnh cụ thể: chứng khoán, bđs, thị trường dịch vụ,…Chính tui cũng đang tìm lời giải thích mang tính dễ hiểu nhất cho mấy bạn đây. Câu hỏi của tui còn 1 vấn đề nữa mà ông Kha đang trả lời đúng hướng, đó là chính phủ IRELAND và BĐN tập trung nợ công vào BĐS quá nhiều, và lý do vì sao?

    Tháng Tư 21, 2011 lúc 10:28 chiều

  7. vân anh

    Bong bóng bất động sản cò thể nói là sự đầu tư ồ ạt vào thị trường bất động sản trong một thời gian mà các nhà đầu tư cho rằng lợi nhuận thu được từ thị trường này sẽ tăng nhanh. nhưng chính sự đầu tư đó đã làm xảy ra tình trạng cung vượt quá cầu làm cho giá trị bất động sản giảm =>các nhà đầu tư chịu lỗ và mất khả năng trả nợ cho ngân hàng
    Đối với ngân hàng, thì họ cũng mất khả năng trả nợ vay nước ngoài=>bán nội tệ mua ngoại tệ để trả nợ=> mất giá đồng nội tệ =>bán tháo các bất động sản => thị trường bất động sản ngày càng giảm giá=> khủng hoàng

    Tháng Tư 22, 2011 lúc 7:19 chiều

  8. uhm, đồng ý vs Phúc là cái giải thích về bong bóng bất động sản của Trúc còn chung chung quá ^^
    Thanks Vân Anh giải thích chi tiết luôn rồi nè.
    Trúc thấy lý do mà IRELAND và BĐN tập trung nợ công vào BĐS là vì đây là một trong những nước có tình hình thị trường BĐS u ám nhất trên thế giới (theo hướng biến động giảm), gây ra hạn chế nhất định trong việc luân chuyển của dòng tiền, làm trì trệ nền kinh tế hiện tại.

    Tháng Tư 25, 2011 lúc 12:44 sáng

Gửi phản hồi cho Kha Hủy trả lời